* Nhiều mặt hàng điều chỉnh giá tăng 10-15%
![]() |
Chọn mua sữa tại siêu thị Co.op Mart Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM. Từ 1-3, giá các dòng sữa của Abbott tăng 10-17% - Ảnh: M.Đức |
Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng bia, nước giải khát tăng mạnh trong dịp tết cộng với tác động của giá hàng nhập khẩu là nguyên nhân đẩy nhóm hàng này tăng cao.
Tiếp theo là nhóm văn hóa giải trí và du lịch, kế đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 2,48%, các nhóm khác đều tăng nhẹ. Tăng thấp nhất là nhóm bưu chính viễn thông với mức tăng 0,01%. Chiếm tỉ trọng lớn trong giá hàng hóa là các mặt hàng thực phẩm có mức tăng lên đến 3,33%.
Cục Thống kê đánh giá tốc độ tăng giá năm nay của một số nhóm hàng thiết yếu ngày tết tăng cao hơn năm trước, rơi vào các mặt hàng thủy hải sản tươi sống, mứt, bánh kẹo...
Theo ông Nguyễn Đức Trí - phó cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, so với tháng trước CPI tháng này có mức tăng khá cao là do đầu vào, mặt bằng giá chung tăng cao chứ không có hiện tượng hút hàng, tăng giá đột biến.
Có được kết quả này là nhờ tác động từ chương trình bình ổn hàng hóa của UBND TP.HCM thông qua các doanh nghiệp cam kết cung ứng nguồn hàng dồi dào và giá ổn định.
Nhìn về các năm trước, CPI tháng 2 thường nằm trong khoảng thời gian cao điểm tết nên bao giờ cũng tăng cao, thường trên 1%. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2-2010 là 1,68%, trong khi tháng 3 giảm xuống còn 0,78%; năm 2009 CPI tháng 2 tăng 1,31% và giảm còn 0,03% vào tháng 3. Nắm bắt được quy luật này, hầu hết việc điều chỉnh giá các mặt hàng quan trọng đối với đời sống người dân đều được trì hoãn đến đầu tháng 3.
Vì vậy, theo ông Trí, CPI tháng 3 mới thể hiện rõ nét tác động của tỉ giá cũng như các mặt hàng khác.
Theo ghi nhận của chúng tôi, thị trường hiện nay vẫn tiếp tục đón thêm nhiều thông tin tăng giá. Các nhà sản xuất thực phẩm đông lạnh, chế biến cho biết sẽ tăng giá nhiều mặt hàng từ tháng 3, mức tăng 10-15%.
Theo đại diện siêu thị Citimart, tuy không có hiện tượng tăng ồ ạt nhưng đợt tăng này rải đều ở nhiều nhóm, ngành hàng như thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm...
Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, giám đốc hệ thống siêu thị Vinatex, cho biết với tình hình đầu vào hiện nay, nhà sản xuất may mặc không kham nổi, dự kiến ngành hàng may mặc sẽ tăng giá thêm 10-20% trong quý 1-2011 thay cho quý 2 như kế hoạch ban đầu.
Trong khi đó, Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết CPI tháng 2-2011 tại TP đã tăng tới 1,98%, cao hơn đáng kể so với 1,68% của tháng 1-2011.
Do tháng 2 là tháng tết nên chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tại Hà Nội đã tăng mạnh, tới 4,17% so với tháng trước, trong đó tăng mạnh nhất là lương thực với 5,37%; ăn uống ngoài gia đình 2,94%; lương thực 1,21%. Chỉ số giá nhóm đồ uống, thuốc lá tháng 2 tại Hà Nội cũng tăng tới 2,25% so với tháng 1-2011.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận