23/07/2020 14:00 GMT+7

COVID-19: Phụ huynh chọn chương trình du học cho con thế nào

T.D.V
T.D.V

Theo Bộ GD-ĐT, có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Trong đó có hơn 250.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong nước.

Đương nhiên, có một tỷ lệ không nhỏ trong số này chọn con đường du học.

COVID-19: Phụ huynh chọn chương trình du học cho con thế nào - Ảnh 1.

Một buổi học nhóm của SV chương trình du học bán phần Western Sydney BBus tại Viện ISB - Ảnh Lê Dung

Có điều, đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn những kế hoạch du học vốn đã được chuẩn bị từ lâu ở lứa học sinh 2k2 này. Nhiều phụ huynh đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp khác, bảo đảm việc học của con không bị gián đoạn.

Nghỉ ngơi một thời gian, liệu có phù hợp với bạn trẻ Việt?

Nhiều ý kiến cho rằng, với những bạn trẻ 2k2 đang bị động với việc du học do đại dịch, có thể tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi, như một hình thức Gap year mà người trẻ phương Tây vẫn áp dụng.

Nhưng, Gap year là một tình thế chủ động, nghĩa là người đưa ra quyết định biết chắc lúc nào mình sẽ quay lại trường để có một kế hoạch cụ thể. Còn "nghỉ ngơi" do đại dịch là một trạng huống bị động, bởi đường bay và Visa du học có thể mở lại bất cứ lúc nào: Tháng sau, năm sau hay cũng có thể lâu hơn nữa.

TS Lý Quí Trung, Cố vấn cấp cao của Đại học Western Sydney (Úc) trong một buổi trò chuyện về du học trong đại dịch, chia sẻ rằng, điều quan trọng vẫn là tâm thế chủ động của người trong cuộc khi đối diện với một kế hoạch du học bất thành.

"Mấu chốt là phải tận dụng khoảng thời gian này thế nào. Gap-year là một ý tưởng không tồi. Nhưng tranh thủ "khoảng lặng" này để rèn thêm ngoại ngữ, tìm hiểu kỹ hơn các nội dung sẽ học, thậm chí, học trước bằng cách tự học từ tài liệu, từ internet, hoặc rèn thêm các kỹ năng mềm còn thiếu để tự tin hơn khi du học", ông Trung nhấn mạnh.

Một phụ huynh không muốn nêu tên, cũng là một nhà giáo, bày tỏ sự lo lắng: "Giới trẻ phương Tây vốn được giáo dục tinh thần tự lập và tự giác rất sớm, khác với cách mà những gia đình Việt đang dạy con, do đó, họ có thể Gap-year và trở lại học tập bình thường.

Người trẻ Việt, như cách tôi quan sát, thường rất dễ rơi vào tình trạng mất nhịp là không hồi phục được. Họ có thể trượt dài, ngán trường lớp, giáo trình chỉ sau một năm không đến lớp. Tôi thật khó chấp nhận giải pháp này cho con mình!".

Trong những khuyến nghị với phụ huynh, TS Lý Quí Trung đưa ra một chọn lựa khác mà theo ông, rất đáng để tham khảo: Du học bán phần! "Theo quan sát của tôi, ngày càng có nhiều trường đại học lớn trên thế giới liên kết với các đại học trong nước.

Với những trường có uy tín, việc kiểm soát nội dung và phương thức đào tạo rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng học tập không sai khác, có thể tìm kiếm những chương trình học phù hợp và linh động, nghĩa là có thể lên đường du học ngay sau khi hết dịch!", ông Trung khuyên.

Chủ động chọn lựa Du học bán phần để không đứt mạch học tập

COVID-19: Phụ huynh chọn chương trình du học cho con thế nào - Ảnh 2.

Gia đình anh Tưởng (Hóc Môn) khuyến khích con gái Mai Vy lựa chọn Du học bán phần - Ảnh Lê Dung

Anh Tưởng, một phụ huynh ở Hóc Môn nói rằng, trong những cuộc trò chuyện với con gái Mai Vy, anh đã khuyên cháu nên chọn hình thức du học này. "Tôi nghĩ, cháu không phải là một học sinh xuất sắc để có thể tìm kiếm học bổng du học. Thậm chí, với sự thiếu tự tin của cháu, dù rất khao khát được du học, nhưng để chuyển đổi một phương thức học, một môi trường sống ngay lập tức, không chắc cháu sẽ tránh được những cú sốc!", phụ huynh này chia sẻ.

Mai Vy, con gái anh Tưởng đã chọn chương trình Western Sydney BBus tại Viện ISB - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Với chương trình Cử nhân Kinh doanh được giảng dạy 100% bằng Anh ngữ này, các hình thức chuyển tiếp du học rất linh hoạt: Có thể đi bất kỳ lúc nào, từ 6 tháng đến hai năm, tùy hoàn cảnh kinh tế và lựa chọn của gia đình.

"Tôi nghĩ, đây là cách tịnh tiến dần. Cháu sẽ làm quen dần với phương pháp học tập mới, với sự khuyến khích tinh thần tự học, tự tìm kiếm dữ liệu, vốn không phải là thế mạnh của học sinh Việt Nam.

Hơn nữa, với việc học dần cùng bạn bè chung ngôn ngữ, cháu sẽ có cơ hội làm giàu có thêm vốn Anh ngữ của mình mà không mất đi sự tự tin. Quen dần lên, khi ra nước ngoài mà không có gia đình hỗ trợ, cháu cũng sẽ không quá lo lắng", anh Tưởng chia sẻ.

Để thẩm định một chương trình Du học bán phần thế nào là chất lượng, không phải là dễ dàng bởi việc liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học đang tràn lan. PGS.TS Trần Hà Minh Quân (Đại học Kinh tế TP.HCM) chia sẻ rằng, phụ huynh nên chú trọng đến chất lượng của trường trong nước và trường được liên kết.

Chất lượng này phải dựa trên chỉ số đánh giá (ranking) của các tổ chức uy tín. Một chương trình liên kết chất lượng ít nhất cũng phải có độ dày thâm niên. Chương trình tồn tại được phải nhờ người học thật sự tìm thấy giá trị để đeo đuổi, nếu không, sẽ chết yểu.

Một lý do khác để nhiều phụ huynh khuyến khích con em lựa chọn Du học bán phần là… tài chính. Trong mặt bằng thu nhập chung của người Việt, không phải gia đình nào cũng có thể cho con du học toàn phần với số tiền lên đến hàng tỷ đồng cho học phí và sinh hoạt phí.

Tiết giảm có thể lên đến 60% khoản tiền, nhưng vẫn có thể học một chương trình quốc tế chất lượng, tại sao không?

"Tôi chọn Du học bán phần bởi nó phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình - Võ Phạm Bảo Ngân, SV năm thứ 2 chương trình Western Sydney BBus chia sẻ - và sẽ du học ở năm cuối.

Thật hào hứng, bởi ngay sau khi lấy bằng Cử nhân Kinh doanh xong, tôi vẫn sẽ ở lại Úc học tiếp văn bằng hai - Double Degree - của chính Đại học Western Sydney mà chỉ tốn thêm một năm nữa, quá thuận tiện!".

Rõ ràng, với những gia đình còn lo lắng về một kế hoạch du học bị "delay", Du học bán phần là giải pháp chủ động để không phải chờ đợi. Nhưng hơn cả thế, du học bán phần còn là cách để học sinh tịnh tiến dần đến việc du học chính thức.

Và, với những gia đình có khao khát du học nhưng chưa sẵn sàng chuyện tiền bạc, chọn lựa du học bán phần là một chọn lựa rất đáng để suy nghĩ.

UEH-ISB Pathway BBus là chương trình chuyển tiếp du học 2+1 liên thông giữa Viện ISB - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM với 4 Đại học hàng đầu ở Úc và New Zealand. Sinh viên có thể lựa chọn chuyển tiếp 1 trong 4 Đại học sau:

● Đại học Macquarie, Úc: 13 chuyên ngành đào tạo

● Đại học Western Sydney, Úc: 10 chuyên ngành đào tạo

● Đại học Wollongong, Úc: 11 chuyên ngành đào tạo

● Đại học Waikato, New Zealand: 10 chuyên ngành đào tạo

Chi tiết chương trình: https://isb.edu.vn/du-hoc-ban-phan/

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên