31/05/2007 02:08 GMT+7

Con quái vật đã thay đổi

TRẦN THU TRANG (Hà Nội)
TRẦN THU TRANG (Hà Nội)

AT - Tháng ba từ cửa sổ phòng học, lá bàng non trên cành dựng lên như tai con mèo hồng hồng trong trong vì nắng. Lâu lắm rồi mới có cảm giác yêu trường lớp của mình đến vậy. Cái không gian kiểu Tottochan ấy quả thật đã gợi lên những cảm xúc tưởng như mất hẳn trong tâm trí một đứa ghét những khuôn khổ mô phạm thông thường.

3xN4ylCn.jpgPhóng to
AT - Tháng ba từ cửa sổ phòng học, lá bàng non trên cành dựng lên như tai con mèo hồng hồng trong trong vì nắng. Lâu lắm rồi mới có cảm giác yêu trường lớp của mình đến vậy. Cái không gian kiểu Tottochan ấy quả thật đã gợi lên những cảm xúc tưởng như mất hẳn trong tâm trí một đứa ghét những khuôn khổ mô phạm thông thường.

Lớp không đông, gần 20 đứa con gái trứng gà trứng vịt. Ấn tượng đầu tiên là dễ coi và ngoan. Ấn tượng tiếp theo là không quá ăn chơi nhưng cũng không quá “bôn”. Mấy đứa nhuộm tóc mặc áo Nino-Max, đeo máy nghe MP3, điện thoại có dây đeo pha lê. Mấy đứa khác tóc buông xoã cặp mái như thiếu nữ Hà Nội đầu thế kỷ trước, xách túi có thêu con mèo và đội mũ len hồng.

Mấy đứa khác nữa thì không dùng đồ gì có nhãn hiệu đáng kể nhưng biết cách phối màu giữa khăn và chun buộc tóc. Tất cả đều tập trung, chăm chỉ, nghiêm túc để có thể hỏi hôm nay ai lên trình bày hay đề nghị photo tài liệu gì. Nhưng vẫn vui tươi cởi mở, đủ để khi nghỉ tiết xuống căng tin gọi tên nhau í ới rằng chị mua ô mai em mua bánh khoai còn khi vắng mặt thì nhắn sms nhờ nói với cô một câu.

Ở trong cái không khí như vậy, con quái vật lười ngạo mạn lâu nay chỉ đến lớp đọc báo chờ điểm danh hết giờ cũng không thể mặt dày. Đầu tiên, nó ngồi ngay ngắn lên, mắt nhìn bảng nhiều hơn, nhìn cô nhiều hơn, để lời của cô lọt vào tai nhiều hơn và chép bài khi tất cả chép bài. Như một hệ quả, cô giáo nhận ra là nó đang không thờ ơ và bắt đầu hỏi nó những câu mà cô biết nó sẽ trả lời được, tuy không dễ dàng. Nó trả lời cô và sau đó là cả những đứa kia. Rồi dần dần nó bắt đầu đem vốn hiểu biết hổ lốn của mình chia sẻ với những đứa còn lại. Ơn trời, vì cái ngoại hình khá “bác học”, nó được cả lũ tin tưởng hoàn toàn. Cho đến giữa kỳ thì không ai không nhớ tên nó (nó thì nhớ mang máng vài đứa).

Rồi ngày thi đến gần, những câu chuyện về các nhãn hiệu Bimbim dưới căng tin hay chiến dịch khuyến mại mới của Vinaphone nhường chỗ cho những bàn tán học hành. Một điều hay là 20 đứa con gái sức học không chênh bao nhiêu nên dù không chung phong cách chung sở thích, chúng vẫn nể nhau ở một mặt nào đó. Lúc này không cần phân biệt tóc nhuộm ipod hay xe đạp cặp mai túm tụm, cả lũ chúi vào đống handout và visual aid.

Giáo án đâu? Chép tay hay đánh máy? Có phải ghi chi tiết đến từng câu sẽ nói như kịch bản phim không? Có phải đính kèm cả mẫu tranh ảnh sẽ phát không? Con quái vật tính hay ghen tị thấy chúng nó bận rộn như vậy cũng không thể khoanh tay đứng cười. Vậy là cũng cặm cụi tìm bài tập trên net, soạn giáo án, vẽ sơ đồ minh hoạ, cũng hớt hải đến buổi họp mặt cho đúng giờ để kịp confirm đề tài kẻo trùng nhau thì khó ăn nói. Đến ngày nộp giáo án cũng quây vào bên cô nghe nhận xét và cố kỳ kèo để gia hạn deadline để góp tiếng nói bầy đàn.

Buổi dạy chính, phòng học khuất nhất trong toà nhà, mấy cái mành tre hơi xộc xệch khiến nắng vẫn xiên xiên qua những ô cửa sổ không chấn song. Thêm hai chú chàng khóa trước ngồi xem, bọn con gái chẳng có vẻ gì e lệ hơn, vẫn ồn ào như những con chim sẻ trên nóc nhà, dù đứa nào cũng ra dáng bộ tươm tất. Đến phiên dạy, một cái điện thoại của bên tóc nhuộm lại được trưng dụng để nhét vào túi đứa ấy.

Khi nào chỉ còn 5 phút nữa là thời gian qui định hết, chiếc điện thoại ấy sẽ được nháy rung để đứa trên bục biết mà co giãn bài học cho kịp thời. Con quái vật lên dạy xong mở máy ra cũng có một cuộc gọi lỡ đầy tinh thần đồng đội như vậy. Buổi cuối cùng, nộp xong cái observation report cuối cùng, cả bọn ngồi buôn chuyện cầm chừng chờ đọc điểm. Trời cũng như cô giáo không phụ công đám con gái, dãy điểm đọc lên có nhiều 7, 8 và cả 9.

Cả lũ nhảy cẫng lên lắc lắc tay nhau. Giữa tiếng xuýt xoa ồn ào, con quái vật híp mắt cười rồi chợt nhìn lại một lượt những gương mặt rạng rỡ xung quanh, cả gương mặt hài lòng với nụ cười duyên dáng của cô. Rồi đây bao nhiêu trong số 20 số phận này sẽ gắn bó thực sự với phấn bảng để đón những đợt học sinh đến rồi đi, để nghiêm khắc nhưng cũng độ lượng như người phụ nữ nhỏ nhắn ngồi kia...

TRẦN THU TRANG (Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên