08/12/2006 20:01 GMT+7

Cội nguồn những quan điểm của Sarmiento về giáo dục

LinhThoai
LinhThoai

TTO - Giáo dục mang định hướng xã hội của Sarmiento là hệ quả trực tiếp từ những khó khăn trên con đường học hành của bản thân ông và từ những thảm hoạ diễn ra Argentina do tình trạng bóc lột kinh tế và văn hoá đang hoành hành ở đất nước Argentina. Việc đọc sách và đi thực tế đã giúp ông tiếp cận được với những lý thuyết mới và củng cố thêm những quan điểm của mình.

FG8UxI5r.jpgPhóng to
TTO - Giáo dục mang định hướng xã hội của Sarmiento là hệ quả trực tiếp từ những khó khăn trên con đường học hành của bản thân ông và từ những thảm hoạ diễn ra Argentina do tình trạng bóc lột kinh tế và văn hoá đang hoành hành ở đất nước Argentina. Việc đọc sách và đi thực tế đã giúp ông tiếp cận được với những lý thuyết mới và củng cố thêm những quan điểm của mình.

Những nhà tư tưởng từng truyền cảm hứng và tác động lớn đến tư tưởng và quan điểm của Sarmiento là Tocqueville (1 ), Condorcet ( 2), Leroux, Guizot ( 3), Cousin ( 4), Locke (5 ), Montesquieu (6 ) và nhiều tác gia khác trong thời kỳ cả Châu Âu bừng tỉnh với trào lưu Khai sáng, Chủ nghĩa bách khoa và Chủ nghĩa lãng mạn.

Song, hai luận điểm có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với lý thuyết giáo dục và cả thực tiễn của Sacrimento, gồm: Thứ nhất là quan điểm của Condorcet. Quan điểm này khẳng định nghĩa vụ của Nhà nước là phải tạo điều kiện cho mọi công dân được hưởng nền giáo dục để đảm bảo sự phát triển toàn diện về tinh thần, chính trị, kinh tế và xã hội thông qua cơ chế công bằng hiệu quả và việc thể chế hoá chủ nghĩa vô thần. Thứ hai, là quan điểm của Guizot, người tiên phong trong phong trào phát triển nền giáo dục đại chúng ở Pháp, một nền giáo dục miễn phí và cho phép tự do tín ngưỡng. Ngoài ra, những quan điểm nhân đạo của Sarmieto cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của nhà cải cách Horace Mann (7 ) ở bang Massachusetts, Mỹ, người thúc đẩy nền giáo dục phổ cập bắt buộc, miễn phí và phi giai cấp với mục tiêu khuyến khích đạo đức công dân và nâng cao hiệu quả xã hội.

Nhưng trên hết, những kết quả thu lượm được sau các chuyến đi nghiên cứu thực tế có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới sự phát triển triết lý giáo dục của Sarmiento. Những luận điểm được bảo vệ trong cuốn Bàn về giáo dục phổ cập (De la educaciún popular), tường trình chuyến đi kiểm tra của ông trong giai đoạn 1845-1847, đã tóm tắt tất cả các chủ đề được hình thành và phát triển trong suốt sự nghiệp làm báo và giáo viên của ông. Trong thời gian ở Châu Âu, nhờ những chuyến đi thăm Anh, Pháp, Phổ, Thuỵ Sĩ, Italia và Tây Ban Nha, ông có điều kiện học hỏi và tiếp cận với những phương pháp giáo dục mới, những thực nghiệm hữu ích trong việc giáo dục đặc biệt, các trường đào tạo giáo viên tiên tiến và hệ thống hiện đại về tổ chức các trường học. Hai chuyến thăm Mỹ cũng giúp ông có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với một phong trào giáo dục tiến bộ, một nền giáo dục chịu ảnh hưởng sâu sắc các quan điểm giáo dục của Pestalozzi ( 8) và đã bén rễ bền chặt trong xã hội.

1. Alexis de Tocqueville (1805-1859): nhà khoa học chính trị, sử gia, chính khách Pháp, nổi tiếng nhất với tác phẩm Nền dân chủ Mỹ (Democracy in America, 1835–40), phân tích triển vọng hệ thống chính trị và xã hội Mỹ đầu thế kỷ XIX.

2. Marie-Jean-Antoine-Nicolas de Caritat Condorcet (1743-1794): triết gia Pháp thuộc thời kỳ Khai sáng, người đấu tranh cho cải cách giáo dục.

3. François (-Pierre-Guillaume) Guizot (1787-1874): sử gia và chính khách Pháp, lãnh tụ phái ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến bảo thủ (1830–1848).

4. Victor Cousin (1792-1867): triết gia, sử gia và nhà cải cách giáo dục Pháp, nổi tiếng với thuyết triết chung.

5. John Locke (1632-1704): triết gia nổi tiếng người Anh với các tác phẩm "Bàn về lòng khoan dung" (1689), "Bàn về trí tuệ con người" (1690), "Luận văn về nguồn gốc, sự phát triển và chấm dứt của chính quyền". Ông chủ trương xã hội phải có pháp luật, mà vua chúa cũng phải tuân theo, nếu không người dân sẽ có quyền nổi dậy.

6. Montesquieu (1689-1755): triết gia xuất sắc người Pháp của Thế kỷ ánh sáng, tác giả các cuốn "Những bức thư của người Ba Tư" (1721), "Bàn về chính trị" (1723), "Suy nghĩ về chính thể quân chủ phổ thông" (1724), "Tinh thần pháp luật" (1748). Ông là người đề xướng học thuyết Tam quyền phân lập.

7. Horace Mann (1796-1859): nhà giáo dục Mỹ, người đầu tiên đấu tranh cho việc giáo dục phổ thông ở Mỹ. Ông tin rằng trong xã hội dân chủ, giáo dục cần phải tự do và phổ biến, phi đảng phái và dân chủ, và được xây dượng bởi các nhà giáo dục có kinh nghiệm và có trình độ cao.

8. Johann Heinrich Pestalozzi (1746-1827): nhà cải cách giáo dục Thuỵ Sĩ, người đấu tranh bênh vực nền giáo dục cho người nghèo, phát triển các phương pháp giáo dục nhằm thúc đẩy khả năng của trẻ. Ngày nay, hầu hết các nguyên tắc của ông đã được đưa vào sử dụng trong hệ thống giáo dục tiểu học.

5XnQD0LE.jpgPhóng to
LinhThoai
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên