Phóng to |
Thực hành đeo và tháo “áo mưa” tại buổi sinh hoạt - Ảnh: THÁI BÌNH |
Và đến phần thực hành đeo BCS vào “chuối” (mô hình dương vật bằng gỗ) thì sự e ngại bao trùm lấy không gian, mãi lúc sau mới có hai bạn nam giơ tay. Một bạn khoe “có kinh nghiệm”, nhưng rồi thao tác cũng chỉ đạt khoảng 60%. Còn bạn kia cứ lúng ta lúng túng với chiếc “áo mưa” nhỏ xíu, cuối cùng làm rách bao.
Một câu hỏi được đặt ra: có nên mang “áo mưa” theo mình? Phe ủng hộ đưa ra lý lẽ: lận lưng BCS là hành vi tiến bộ, vì nhờ đó mà khi gặp tình huống “yếu lòng” sẽ tự bảo vệ bản thân trước bệnh tật hoặc tránh bị dính bầu dẫn đến nạo phá thai. Hữu Thiện (sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) tự tin: “Tình dục là bản năng, không thể khi “đụng chuyện” mới chạy đi mua BCS. Tôi tin rằng không ai đánh giá mình tệ hại, xấu xí chỉ vì mình thủ sẵn... áo mưa”.
Còn phe phản đối nêu lên tình huống: một bạn trai/gái đưa bạn gái/trai về nhà giới thiệu với gia đình và “ứng viên” vô tình để lộ ra “áo mưa”. Khi đó, người lớn sẽ không khỏi đánh giá chàng trai “chắc là ăn chơi dữ lắm đây”. Còn nếu “ứng viên” là nữ thì có lẽ sẽ bị đánh giá tệ hại hơn về đức hạnh. Họ đặt những câu hỏi không dễ trả lời: nếu không có ý định sử dụng thì kè kè “áo mưa” trong túi làm gì?
Quả thật hơi khó để thuyết phục việc “thủ” BCS bên mình là hoàn toàn đúng hay sai trong xã hội của chúng ta. Còn lại là thói quen rèn luyện khả năng nhận thức đúng/sai, kỹ năng “nói không” với cám dỗ nhất thời. Nói như chị Tú Anh (cán bộ Trung tâm Đào tạo, Khu công nghệ cao TP.HCM), nếu lận lưng BCS rồi sống xả láng cũng không là điều hay. Còn thái độ dò xét, phóng đại quá mức mặt trái của chiếc “áo mưa” là hơi khắt khe.
Chiếc “áo mưa” thực chất là dụng cụ bảo vệ khi cần thì sử dụng, chứ không cần sự dò xét, săm soi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận