![]() |
Ông Hoàng Xuân Hoan (ảnh) - trưởng Phòng công chứng số 2, TP.HCM - cho biết:
- Trình tự, thủ tục chứng nhận di chúc theo qui định của pháp luật hiện hành không có qui định nào yêu cầu người lập di chúc phải xuất trình giấy khám sức khỏe hay giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe do hội đồng giám định y khoa cấp.
Tuy nhiên, theo nghị định 75/CP về công chứng, chứng thực thì người thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc phải xác định về trạng thái tinh thần của người lập di chúc.
Nếu có nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức được hành vi của mình thì không chứng thực di chúc đó.
Do vậy khi tiếp nhận hồ sơ, nếu qua trò chuyện thấy người lập di chúc còn minh mẫn, nhận thức tốt, có thể tự đọc, viết di chúc thì thường công chứng viên không yêu cầu người lập di chúc phải xuất trình giấy khám sức khỏe.
Riêng đối với các trường hợp người lập di chúc đã cao tuổi, không đọc, không viết được hoặc nằm trên giường bệnh, phải yêu cầu công chứng viên đến tận nhà hoặc bệnh viện để chứng nhận di chúc thì công chứng viên mới yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế.
* Người lập di chúc có thể khám sức khỏe ở đâu? Có nhất thiết phải có xác nhận của hội đồng giám định y khoa, thưa ông?
- Giấy khám sức khỏe có thể do các cơ quan y tế như: phòng khám đa khoa của các quận huyện hoặc các bệnh viện cấp.
Trong giấy khám sức khỏe này cơ quan y tế xác định người lập di chúc không bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (thần kinh còn minh mẫn, tiếp xúc tốt).
Công chứng viên yêu cầu người lập di chúc phải có giấy khám sức khỏe vì giấy này là cơ sở cho người chứng nhận di chúc xác định về trạng thái tinh thần của người lập di chúc khi chứng nhận.
Đồng thời giấy khám sức khỏe cũng là chứng cứ để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về sau liên quan đến trạng thái, tinh thần của người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận