18/04/2019 14:38 GMT+7

Chứng mất khứu giác

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Dịch nhầy ở mũi - gây ra bởi nhiều loại bệnh tật như cảm lạnh, cảm cúm, sốt hay viêm xoang có thể làm mất khả năng cảm nhận mùi.

Chứng mất khứu giác - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: ambreblends.com

Các phân tử mùi từ trong không khí sẽ được hít vào mũi và được đưa đến các biểu mô khứu giác ở khoang mũi. Các nhóm tế bào này nằm thành hàng kéo dài đến xương gò má, được phủ bởi các lông nhỏ (lông mao) và một lớp dịch nhầy mỏng. Mỗi tế bào liên kết với một nơron khứu giác, hay chính là một tế bào thần kinh. Các lông mao sẽ giữ các phân tử mùi khi hít vào. Các thông tin trên phân tử sẽ được truyền đến nơron khứu giác, sau đó được giữ lại bởi hệ thống thần kinh của não bộ - nơi các mùi được xử lý và cảm nhận.

'Mất khứu giác' chính là mất khả năng cảm nhận mùi. Có rất nhiều loại thuốc, căn bệnh, rối loạn hormone và chất hóa học có thể làm mất khả năng cảm nhận mùi, đôi khi là mất mãi mãi. Càng về già thì độ nhạy cảm với mùi càng kém và phụ nữ thì thường có cảm nhận về mùi chính xác hơn đàn ông. Có một số bằng chứng cho rằng sự nhạy cảm về mùi có thể được di truyền.

Nếm thực chất chính là ngửi

Người ta thường nghĩ rằng hương vị của thức ăn được cảm nhận bằng các gai vị giác trên lưỡi. Nhưng thực tế, miệng chỉ phân biệt được những thông tin cơ bản về vị ngọt, vị mặn, vị chua hoặc vị đắng. Những phân tử mùi từ thực phẩm đưa đến biểu mô và các bộ phận phụ của khứu giác các thông tin từ lưỡi với những dữ liệu tinh vi hơn. Vì vậy, ta thường thấy thực phẩm nhạt hơn khi bị cảm lạnh do các biểu mô khứu giác đã bị tắc bởi dịch nhầy và không thể hoàn thành đầy đủ chức năng của nó.

Thích ứng với mùi

Nếu bạn ngửi một mùi rất lâu, bạn sẽ không để ý hay cảm nhận được nó nữa. Vì việc tiếp xúc kéo dài với một mùi nặng khiến các biểu mô khứu giác bão hòa bởi các phân từ mùi, đến mức các thông tin sẽ không được truyền tải lên não bộ nữa. Điều này được gọi là "sự thích ứng". Việc mất nhạy cảm với mùi thường là tạm thời và cụ thể là thường với một thứ mùi quá nặng. Việc phục hồi khỏi sự thích ứng sẽ tùy thuộc vào mỗi cá nhân nhưng có thể kéo dài trong khoảng một vài giây đến vài phút.

Những yếu tố hằng ngày làm mất khả năng cảm nhận mùi

Cảm nhận về mùi có thể bị suy giảm do các yếu tố hằng ngày hay gặp, bao gồm:

- Hút thuốc - cụ thể là khoảng nửa tiếng sau khi hút một điếu thuốc.

- Dịch nhầy ở mũi - gây ra bởi nhiều loại bệnh tật như cảm lạnh, cảm cúm, sốt hay viêm xoang.

- Hiện tượng thích ứng - khi các tế bào khứu giác bị bão hòa với những phân tử mùi đặc trưng.

Những yếu tố ngăn cản khả năng cảm nhận mùi

Mất khứu giác nghĩa là mất khả năng cảm nhận mùi, còn giảm khứu giác nghĩa là giảm sự nhạy cảm với mùi. Để đo lường mức độ "mất cảm nhận mùi" là rất khó bởi các trải nghiệm về mùi là chủ quan. Không giống như các giác quan khác, không có một bài kiểm tra mang tính chẩn đoán nào có thể xác định được mức nhạy cảm về mùi một cách khách quan chính xác. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác nhau được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi bao gồm:

- Chất hóa học - một loạt các chất hóa học công nghiệp bao gồm kim loại nặng, hợp chất vô cơ và hữu cơ, axit và các chất ô nhiễm.

- Các bệnh do hệ thống hormone - như tiểu đường, hội chứng Cushing và suy giáp.

- Các bệnh do hệ thống thần kinh chẳng hạn bệnh Alzheimer, đa xơ cứng, chứng đau nửa đầu, hội chứng Korsakoff, u não, tổn thương não và động kinh.

- Thuốc - chất kích thích (như amphetamin và cocain), thuốc giảm đau (như morphin), một số thuốc kháng sinh và các thuốc khác, bao gồm chất làm co mạch trong thuốc xịt mũi.

- Các bệnh chung khác như hen phế quản, bệnh phong và xơ nang.

- Chấn thương - như đập đầu hoặc tổn thương mũi.

Các nơron khứu giác có thể được tái tạo

Những tế bào thần kinh phục vụ cho các biểu mô khứu giác là độc nhất trong hệ thống thần kinh. Không giống như các tế bào thần kinh ở những vị trí khác trong cơ thể, các nơron khứu giác có thể phục hồi và tái tạo sau khi bị tổn thương. Điều này có nghĩa là những ảnh hưởng của mất khứu giác có thể chỉ tạm thời.


Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên