* Xài bao nhiêu trả bấy nhiêu
Bên viễn thông có lý khi đưa ra quy định tiền thuê bao điện thoại hằng tháng, tức là khi người dân không gọi đi vẫn được nghe bình thường. Khi đóng tiền đầy đủ, họ được thụ hưởng quyền lợi nhất định. Còn phía cấp nước lý luận rằng tiền thuê bao tháng dùng để thay thế đồng hồ trong trường hợp bị hư, gia cố đường ống... Lý luận này bất hợp lý vì:
- Đồng hồ nước nếu đảm bảo chất lượng có thể sử dụng được vài năm, chưa kể những hộ ít sử dụng thì thời gian lên đến 4-5 năm. Nếu thu mỗi tháng khoảng 20.000 đồng/đồng hồ, vị chi mỗi năm 240.000 đồng, ba năm là 720.000 đồng, trong khi đó mỗi đồng hồ nước (sử dụng tốt) giá chỉ từ 300.000-400.000 đồng. Như vậy rõ ràng người tiêu dùng sẽ bị thiệt, đặc biệt đối với những người ít sử dụng.
- Hiện nay ngành điện đã áp dụng việc cấp miễn phí đồng hồ cho người sử dụng (thực chất giá trị đồng hồ đã được tính vào giá hợp đồng sử dụng). Cách làm này hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại. Vậy tại sao ngành nước không tính đến việc cấp miễn phí đồng hồ nước cho khách hàng để khỏi phải đau đầu tính phương án thuê bao?
Bên cạnh đó, quy định về việc áp dụng định mức tối thiểu là 4m3 lại càng bất hợp lý, không khuyến khích tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Trong khi mọi lĩnh vực đang dần đi đến mẫu số chung xài bao nhiêu trả bấy nhiêu, ngành nước lại đề xuất cách mà các ngành khác (điện thoại chẳng hạn) áp dụng cách nay đã lâu thì quả thật lạc hậu, chưa kể định mức tối thiểu 4m3 là quá lớn so với cách tính dạng block 6 giây đầu của ngành điện thoại hay 1km đầu của taxi.
* Bệnh độc quyền
Muốn bán được hàng, anh phải đem hàng đến nơi khách hàng có thể thuận tiện, dễ dàng mua hàng. Đó là nguyên tắc cạnh tranh của các doanh nghiệp. Còn đối với sáng kiến của ngành nước hiện nay thì thể hiện rõ sự độc quyền vì bắt dân phải trả tiền cho nhu cầu muốn bán hàng của họ.
* Nước bẩn có đóng phí thuê bao không?
Hiệp hội Cấp thoát nước VN cho rằng cần phải có phí thuê bao nước để sửa chữa hệ thống. Phí này đóng bao nhiêu thì không rõ. Phí được sử dụng ra sao nếu việc duy trì sửa chữa hệ thống nước không hết? Nó để dành thưởng cho nhân viên chăng?
Tôi không rõ nếu nước nhiễm bẩn có đóng phí “đấu nối” không? Ngành nước cũng đang trong tình trạng độc quyền nên họ muốn làm gì thì làm: nay đóng phụ thu xử lý nước, mai đóng phí “đấu nối” và còn phí nào nữa?
Tôi đồng ý cách này vì những điểm sau: 1. Có những thời gian nhà tôi đi vắng hết, cả tháng không sử dụng nước hoặc chỉ sử dụng 1m3 mà vẫn phải trả tiền 4m3 (thậm chí phải trả cả thuế VAT cho sản phẩm mình không tiêu thụ) là không hợp lý. 2. Vô tình không khuyến khích tiết kiệm nước: có hộ một khẩu không chịu khóa vòi nước sau khi sử dụng, cứ để nước chảy tràn rất phí phạm, hỏi thì bảo cứ để vậy cho bõ tiền trả 4m3. 3. Bấy lâu giá nước chưa tăng, song từ ngày 1-1 giá nước đã tăng (và sau này sẽ còn tiếp tục tăng) thì số tiền khách hàng phải trả cho lượng nước mà mình không tiêu thụ sẽ càng chênh lệch, vô lý. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận