Phóng to |
Vị thuốc quế chi |
Dược liệu thường dùng để xông và tắm hơi thuốc: hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30-40gam. Lá lốt, cây xấu hổ mỗi thứ 40-50gam lá long não 20-30gam, quế chi 15gam.
Nếu ở phòng tắm hơi, xông hơi, trước khi vào xông cần thay bỏ quần áo, xông xong lau khô người bằng khăn ấm, ẩm; sau đó lau bằng khăn khô, thay quần áo sạch. Ăn 1 bát cháo hành hoặc uống nước ấm (hay thuốc ấm), nghỉ ngơi.
Nếu xông ở gia đình, khi đã nấu dược liệu sôi, có mùi thơm, mang vào nhà tắm dùng vải trùm kín người hoặc đầu, mở vung nồi dược liệu để bay hơi vào người hoặc bộ phận bị bệnh, tiến hành xông hơi thuốc. Thời gian xông 5-15 phút, khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng.
Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.
Tác dụng của các dược liệu hay được dùng để xông hơi chữa đau mỏi:
Lá lốt (tất bát, tiêu lốt): Cả cây chứa tinh dầu; lá lốt tính ôn, vị cay, vào các kinh vị, đại tràng; có tác dụng chữa đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; đau nhức khớp, nặng mình, viêm tuyến vú (khi mới phát), đau răng. Ngày dùng 2-4 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Đơn tướng quân (đơn tía, đơn lá đỏ, mặt quỷ): Bộ phận dùng là lá tươi phơi hay sấy khô. Đơn tướng quân tính mát, vị đắng nhạt, có tác dụng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thấp khớp có sưng nóng đỏ đau, tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ. Ngày dùng 20-40 gam lá tươi hay sao vàng sắc uống.
Trinh nữ (xấu hổ): Bộ phận dùng là cả cây phơi khô, có tác dụng chữa các chứng sưng đau khớp, tê thấp, đau đầu, mất ngủ hoặc ngủ không yên giấc, hay mơ mộng, giật mình, chữa tiểu tiện bí, sẻn. Mỗi ngày 20-30 gam sắc uống.
Quế chi: Bộ phận dùng là vỏ quế phơi khô. Vỏ quế tính đại nhiệt, hơi độc, vị cay ngọt, mùi thơm, có tác dụng cấp cứu bệnh do trúng hàn, chây tay lạnh, đau bụng trúng thực, phong tê bại; chữa phù thũng, kinh bế do hàn, chữa rắn cắn; dùng ngoài bó gãy xương. Ngày dùng 1-4 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.
Ngải diệp (ngải nhung, ngải cứu): Bộ phận dùng là lá có ít cành non. Trong ngải cứu có tinh dầu. Ngải cứu tính ấm, vị đắng, mùi thơm, dùng làm thuốc điều kinh, đau bụng do lạnh, hội chứng lỵ, chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết, đau bụng tử cung lạnh không có thai, chữa đau thần kinh, phong thấp... Ngày dùng 4-12 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận