![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng viết bài phản hồi - Ảnh: L.Điền |
Cả ông Hùng và ông Chánh đều khẳng định tác phẩm đã in là của mình. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng nguyên văn ý kiến phản hồi của hai ông.
Tôi có đưa anh Chánh bài viết tay nhờ góp ý
1. Khi tôi là sinh viên Sài Gòn trước năm 1975, tôi có sưu tập nhiều tư liệu cổ, trong đó có một khối lượng sắc thần của miền Bắc.
Tôi đã đọc, phiên âm và phân loại theo từng triều đại. Sau 1975 - mặc dù công tác - tôi vẫn đam mê đọc sách. Cách nay khoảng mười năm, tôi có đưa một phần sắc phong ra Hà Nội, do báo Lao Động đứng ra để nhờ các học giả tại đây đọc và chú giải về mặt văn hóa. Và tôi có đưa bài viết tay của tôi cho anh Chánh để đọc, xem xét và bổ sung ý kiến để giúp tôi hoàn chỉnh kiến thức. Anh Chánh đã góp công cho tôi và đánh ra làm hai bản để cho tôi công bố. Tôi đã công bố trên tạp chí Xưa & Nay và trên một số báo chí cách nay đã năm ba năm. Anh Chánh còn giữ lại một bản.
Việc công bố là bản nhận xét sơ bộ và tôi sẽ còn đi sâu về mặt lịch sử văn hóa khi tôi tổng hợp thêm các sắc phong và chiếu chỉ mà tôi còn lưu trữ. Nhưng đến nay, tôi chưa công bố thêm, nhân cuộc hội thảo tại Thanh Hóa, tôi có đưa bài viết cũ của Xưa & Nay (*) để góp phần tìm hiểu về triều đại Nguyễn mới đây.
2. Về sắc phong và chiếu chỉ triều Nguyễn, tôi đã tiếp xúc phái đoàn Nhật để họ có dịp đối chiếu, so sánh với các triều đại Nhật Bản, Trung Quốc và về cấu tạo giấy dó.
Tôi đã phát biểu về sự hiểu biết của riêng mình, nhìn chung, tôi đã công bố trên cơ sở kiến thức của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt nội dung đã được công bố trong phạm vi hạn chế của báo Lao Động mà tôi không còn lưu giữ.
3. Cách nay hơn mười năm, tôi có quen anh Chánh được giới thiệu là nhà nghiên cứu chữ Hán khi anh vừa từ vùng quê lên thành thị. Tôi đã có ý đưa tài liệu của tôi và bản viết để anh giúp góp ý và đánh máy. Đây là cách tôi giúp đỡ một phần cuộc sống của anh khi anh chưa ổn định và tôi có giúp cung cấp nhiều tư liệu (đặc biệt là bộ sưu tập Kiều) và góp ý với anh về phương pháp nghiên cứu, chú giải như là một phần kiến thức của tôi để anh tự biên khảo độc lập.
Trên đây là lời viết chính thức mà tôi nhớ lại. Xin gửi lời chào trân trọng.
------
(*) Bài viết trên tạp chí Xưa & Nay (2003) mang tên “Khảo sát văn bản các sắc thần VN”, còn bài tham luận trong hội thảo mang tên “Khảo sát văn bản sắc phong thuộc triều đại nhà Nguyễn” và có thêm bốn dòng nói về bộ sưu tập gồm 642 sắc phong như Tuổi Trẻ đã đưa trước đó (chú thích của tòa soạn).
___________________
Bài này đúng là tôi viết...
![]() |
Ông Trần Văn Chánh - Ảnh tư liệu |
Mãi đến cuối năm 2007, một người bạn là đại diện tạp chí Nghiên Cứu Và Phát Triển ở Huế vào thăm, muốn tìm bài thể loại khảo cứu để đăng báo. Tôi nhớ lại bản tổng khảo các sắc thần khi xưa, kẹp trong một quyển sách cũ, rất thô sơ và đơn giản nhưng có thể bổ ích, nên đem ra đưa cho người bạn này. Sau đó, bài đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Và Phát Triển số 1 năm 2008. Bài này đúng là tôi viết, nhưng chỉ có tính cách chấp bút dựa trên sự bàn luận chung và trên cơ sở những tư liệu là các bản sắc thần do ông Nguyễn Mạnh Hùng có công sưu tập được.
Tôi vẫn luôn quý ông Hùng cái khoản công phu sưu tập những tư liệu về các vấn đề văn hóa, không phải ai cũng làm được và có tâm chí như ông. Tôi thật tình nghĩ ông Nguyễn Mạnh Hùng hoàn toàn có quyền sử dụng tài liệu này như một tài liệu tham khảo, khi cần thì phát triển thêm cho đạt giá trị của một bài tham luận về khoa học lịch sử.
Tôi đâu có dè hơn 10 năm sau có một hội thảo như hội thảo về vương triều Nguyễn, mà người ta đăng lại tài liệu đó. Xét cho cùng, tôi nhận thấy ông Nguyễn Mạnh Hùng không có động cơ gì xấu, chẳng qua anh quá bận việc và ít có thời gian để theo dõi các sách báo, như anh vẫn thường than thở với tôi.
Ý kiến bạn đọc Phải đảm bảo “tinh thần khoa học” LTS: Hàng chục email bạn đọc đã gửi về tòa soạn bày tỏ nỗi bất bình trước “sự giống nhau kỳ lạ” này cũng như những trường hợp “cầm nhầm” khác. Tuổi Trẻ trích đăng: Từ lâu, tôi thật sự rất bức xúc với việc sử dụng ý tưởng của người khác, thậm chí sao y bản chính trong nghiên cứu khoa học mà không hề ghi chú nguồn tài liệu tham khảo. Vì vậy, tôi rất hoan nghênh quý báo đã phát hiện và đưa ra ánh sáng những vụ “cầm nhầm” như thế này. Điều trái khoáy là hiện tượng sao y bản chính trong các công trình khoa học, nhưng điều vô cùng ngạc nhiên là thái độ thản nhiên đến thờ ơ, “coi như không có” của nhiều “nhà khoa học” có học hàm học vị cao trong xã hội. Một lần, tôi tình cờ tham dự với tư cách khán giả “có quan tâm” một buổi nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ của một vị tiến sĩ chủ nhiệm tại một trường đại học có tầm cỡ ở TP.HCM. Một thành viên của hội đồng khoa học đã phát hiện và trình ra bằng chứng công trình có những đoạn y hệt sách và bài tham luận của mình tại một hội thảo trước đó ít năm. Vị tiến sĩ chủ nhiệm đề tài lý giải rằng: đoạn giống bài tham luận được nhóm đề tài lấy trên website Wikipedia mà trang này là sở hữu công cộng nên không vi phạm bản quyền ai cả, mặc dù bài tham luận đó Wikipedia đăng tải ở mục “tham luận” và có ghi nguồn và tác giả rất rõ ràng (Wikipedia luôn khuyến khích ghi rõ nguồn để tăng giá trị của thông tin). Đoạn được xem là giống sách thì được vị chủ nhiệm giải thích rằng không hề biết quyển sách đó mà chỉ lấy từ khóa luận của một học viên mà vị đó là giáo viên hướng dẫn (nhưng ngay cả tên của quyển khóa luận đó cũng không có trong danh mục tài liệu tham khảo). Điều đáng ngạc nhiên là sau đó đề tài vẫn được nghiệm thu với đa số điểm giỏi (trên 90 điểm). Té ra các vị thành viên khác của hội đồng khoa học đã không coi vấn đề “sao y bản chính” đó là quan trọng(!). Thiết nghĩ cần phải có những giải pháp căn cơ có thể chấn chỉnh vấn đề này để nghiên cứu khoa học phải đảm bảo được tinh thần khoa học. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận