Phóng to |
Đồng chí Trần Bạch Đằng về nơi an nghỉ cuối cùngMột ngôi sao băngNỗi thèm khát nóng bỏngTiễn chú Tư lần cuốiNghiêng mình trước linh cữu nhà nghiên cứu Trần Bạch ĐằngNhững ngày cuối của chú Tư ÁnhNhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng qua đời
Người ta coi tôi là một thằng ngụy, có lý lịch xấu. Sau giải phóng, tôi đi hát ở đâu cũng gặp khó khăn, đóng phim cũng chẳng có bao nhiêu tiền. Không có gì đau khổ hơn khi một người làm nghệ thuật, một nghệ sĩ lại không được công nhận. Tôi vượt biên và bị bắt. Cuộc đời nghệ thuật của tôi ngỡ sẽ dừng ở đó nếu tôi không gặp ông Sáu Thảo (ông Dương Đình Thảo - nguyên là giám đốc Sở VH-TT TP.HCM lúc bấy giờ) và chú Tư Ánh.
Tôi không ngờ một ngày, ông Sáu lại vào trại gặp tôi. Rồi chính ông Sáu Thảo đưa tôi đến gặp chú Tư Ánh tại nhà riêng trên đường Điện Biên Phủ. Bất ngờ hơn, chú Tư cho biết có ý chọn tôi vào vai Nguyễn Thành Luân - một chiến sĩ tình báo trong bộ phim Ván bài lật ngửa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, do ông viết kịch bản. Chú Tư cho biết bộ phim đã quay xong một tập nhưng vai Nguyễn Thành Luân do họa sĩ Ớt (cố nhà văn Huỳnh Bá Thành) đóng gặp trục trặc, nên đoàn phim có ý định chọn diễn viên khác và ông muốn tôi vào vai này. Lúc ấy ai cũng can ngăn tại sao vai một tình báo cách mạng không giao cho một nghệ sĩ miền Bắc vào hay nghệ sĩ trong vùng giải phóng ra mà lại giao cho một thằng đang ở... trại giam. Chưa kể có ý kiến “Nếu nó đóng được thì lỡ mai mốt nó đi (vượt biên - NV) nữa thì bộ phim nhiều tập này bị gián đoạn à?”. Lúc ấy ông Sáu Thảo và chú Tư Ánh cho rằng: “Chúng ta tin nó thì nó sẽ không phụ lòng chúng ta!”.
Có thể nói, chú Tư, Ván bài lật ngửa, vai Nguyễn Thành Luân đã níu chân tôi ở lại quê hương.
Tôi nhớ hoài câu nói của chú Tư: “Trong cuộc đời nghệ sĩ, cái quí nhất là làm một điều gì đó cho một tác phẩm nghệ thuật mà quần chúng đều nhớ đến. Còn tiền bạc, danh vọng là số không, có đó rồi mất đó...”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận