Ông Phúc Thanh cho biết: trong tình hình thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay; khi các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện âm mưu “diến tiến hòa bình” thông qua các chiêu bài tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền… để tiến hành tạo cơ chống phá, can thiệp vào nội bộ nước ta –không lọai trừ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự- thì việc nhà nước xem xét ban bố Luật Quốc phòng là cần thiết.
Thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng: cần luật hóa chức danh Tổng tư lệnh quân đội và dân quân tự vệ, đồng thời cụ thể hóa sự thống lĩnh của Chủ tịch nước đối với lực lượng vũ trang trong luật này (trên cơ sở quy định của hiến pháp). Theo đó, xác định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Tổng Tư lệnh và Chủ tịch nước là người thống lĩnh lực lượng vũ trang.
Các ý kiến cũng cho rằng: mặc dù Hiến pháp và các luật khác có thể hiện nhưng Luật Quốc phòng không thể không có chương quy định về việc ai có thẩm quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh và hòa bình, động viên cục bộ, tổng động viên, động viên công nghiệp… và theo đó là thẩm quyền điều động, sử dụng quân đội để tiến hành các họat động quân sự. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), điều 103, chương VII quy định thẩm quyền này thuộc Chủ tịch nước.
Nên hay không nên đưa tình trạng thảm họa do thiên tai, dịch họa gây nên vào phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Quốc phòng ? Dự thảo luật cho rằng: khi xảy ra thảm họa, việc cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả phải tiến hành trong các điều kiện đặc biệt và nguy hiểm, thực tế cho thấy lực lượng vũ trang thường là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, đề nghị đưa vào luật.
Ý kiến khác: mặc dù lực lượng vũ trang đảm nhận vai trò nòng cốt trong các tình huống trên nhưng đó đều là các họat động dân sự. Mặc khác, khi xảy ra thảm họa do thiên nhiên thì nơi giữ vai trò chủ trì xử lý là Bộ NN&PTNT; xảy ra dịch bệnh thì là Bộ Y tế. Còn Bộ Quốc phòng chỉ đóng vai trò tham gia. Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành với ý kiến này.
Về việc quân đội tham gia làm kinh tế như hiện nay, tờ trình của Chính phủ không có điều khỏan nào quy định cụ thể. Tuy nhiên các ĐB vẫn góp ý thêm vào. Theo các ý kiến đó, thực tế hiện nay quân đội đang đảm nhiệm việc xây dựng các khu kinh tế-quốc phòng tại một số địa bàn chiến lược; tham gia các chương trình kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu-vùng xa rất có hiệu quả; tận dụng năng lực dư thừa của các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng sản xuất các mặt hàng dân sinh phục vụ đời sống xã hội…
Do đó, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho các họat động đó, luật nên có quy định cụ thể về nội dung quân đội làm kinh tế. Tuy nhiên cần bảo đảm yêu cầu chặt chẽ, không để việc trên tác động làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội.
Đối với báo giới, lĩnh vực truyền thông thì dự luật quy định: khi có chiến tranh hoặc tình trạng đặc biệt về quốc phòng thì việc đưa tin liên quan đến quốc phòng, an ninh phải được phép của chính phủ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận