Viết tiếp ý kiến “Làm gì để không chết thương tâm vì điện?”, Tuổi Trẻ ngày 5-9-2009)
![]() |
Sau vụ điện giật làm chết người, ngành chiếu sáng đã cho... quấn băng keo một số trụ đèn bị mất nắp (ảnh chụp tại trụ đèn số 2 trên đường Lê Lợi, Q.1, TP.HCM ngày 4-9) - Ảnh: N.C.T. |
Tuy nhiên chuyện này có thể khắc phục được một cách triệt để. Các đường dây điện chiếu sáng được lấy nguồn từ một tủ điều khiển hoạt động tự động, trong tủ có rơle để ban ngày thì tự động ngắt khởi động từ nhằm cắt điện và ban đêm thì đóng khởi động từ để cấp nguồn điện phục vụ các bóng đèn chiếu sáng.
Bên trong tủ điện chiếu sáng có aptomat tổng CB (circuit breaker) hoặc MCB (miniature circuit breaker) để bảo vệ khi có ngắn mạch, tuy nhiên với dòng rò quá nhỏ nên không thể tác động để bật aptomat. Các dây dẫn ngầm cấp lên đèn chiếu sáng theo từng xuất tuyến từ tủ điện chiếu sáng sẽ được mắc nối tiếp với nhau để cấp điện lên đèn, các mối nối tại điểm đấu nối tiếp đó chính là nơi có thể sinh ra dòng rò.
Mặt khác, dây dẫn ngầm chôn xuống cách mặt đất chừng 0,6-1m, đặc biệt là những đoạn gần trụ chiếu sáng nổi lên để lên đèn, khi có hiện tượng tróc vỏ dây dẫn từ tác nhân bên ngoài đều có thể sinh dòng rò gây giật điện, dẫn đến chết người khi mặt đất bị ngập nước dẫn điện.
Giải pháp tối ưu là đặt những aptomat chống dòng rò RCB (residual current circuit breaker) hoặc ELCB (earth leakage circuit breaker), hoặc RCD (residual current device) tại tủ điện chiếu sáng, nơi sẽ cấp điện cho các xuất tuyến cáp ngầm, để bảo vệ dòng rò và cả dòng ngắn mạch chạm đất, dùng cho mạch bảo vệ nối đất dạng TT (mạng trung tính nối đất trực tiếp, vỏ trụ điện chiếu sáng được nối dây PE và nối đất).
Cần đặt các RCB cho cả hệ thống tủ điện chiếu sáng cấp điện cho các đèn chiếu sáng treo trên trụ điện, có dây chiếu sáng đi nổi vì đôi lúc công nhân ngành điện cũng phàn nàn hay bị điện giật khi vướng phải các cầu chì con cá 5A mắc trên các bóng đèn chiếu sáng đi chung cột với ngành điện...
CB chống dòng rò có loại 2 cực, loại 3 cực hoạt động trong dải 10mA đến 30mA đến 50mA -240V-415V, dòng rò càng nhỏ thì tác động càng nhạy. Và trong quá trình vận hành cần phải thử nghiệm thường xuyên có định kỳ các RCB xem thử còn tác động tốt không, cách đơn giản nhất là ấn vào nút Test trên RCB.
Giải pháp thiết kế là sử dụng một dây nối đất bằng đồng M25 đi theo đường cáp cấp nguồn để làm dây nối đất lặp lại cho các dây nguội và nối vào thân của trụ thép chiếu sáng, dự phòng trường hợp dây nguội bị đứt RCB sẽ không tác động khi có dòng rò. Và phải lắp đúng chiều các dây dẫn L1,L2,L3, N có ghi trên RCB, hay ELCB.
Với việc đặt các thiết bị chống dòng rò, khi có dòng rò xảy ra quá nhỏ không đủ nguy hiểm đến tính mạng con người đã bị thiết bị chống dòng rò cắt khỏi mạch điện. Và giải pháp dùng CB dòng rò là tối ưu nhất cùng với các giải pháp nâng cao cửa đèn chiếu sáng, sử dụng keo dán tại các điểm đấu nối, sử dụng cáp ngầm hai lớp bảo vệ và có giáp sắt bảo vệ...là những biện pháp mà ngành điện chiếu sáng cần quan tâm để đảm bảo về đêm những cột đèn chiếu sáng luôn an toàn.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Quanh cái chết thương tâm vì rò điện: Tại sao? Và tại sao? Gia đình nạn nhân bị điện giật chết khởi kiệnCoi chừng trụ đèn chiếu sáng!Sau vụ rò điện làm một HS thiệt mạng: Tai nạn vẫn còn có thể xảy raTrụ đèn rò rỉ điện, một học sinh thiệt mạngÔng trời luôn có lỗi???
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận