27/01/2006 09:05 GMT+7

Chó trong văn học dân gian

LÊ VŨ st
LÊ VŨ st

TTC - Chuyện kể có ông quan huyện nọ tên Ngọc, văn chương chữ nghĩa thuộc loại thường thường bậc trung nhưng lại khoái khoe khoang - thói đời vẫn vậy. Một bữa nọ, quan huyện đi ngang bến đò cùng tên với ngài, bến đò Ngọc.

Câu đối chó

LZO2rVOF.jpgPhóng to
TTC - Chuyện kể có ông quan huyện nọ tên Ngọc, văn chương chữ nghĩa thuộc loại thường thường bậc trung nhưng lại khoái khoe khoang - thói đời vẫn vậy. Một bữa nọ, quan huyện đi ngang bến đò cùng tên với ngài, bến đò Ngọc.

Ngồi trên đò, quan ngẫm nghĩ về sự trùng hợp ngẫu nhiên này và bất giác tủm tỉm cười, rồi thốt thành lời: - Hay quá! “Quan huyện Ngọc qua bến đò Ngọc”. Hà, dễ gì đối được? Trên thuyền có một cậu bé, ra dáng học trò, nghe thấy cũng mủm mỉm cười. Quan huyện ngứa mắt, hỏi: - Ngươi cười cái gì? Cậu bé gãi đầu: - Con nghĩ ra câu đối, con tức cười. - Ngươi có đối được không mà dám cười? - Dạ, tại đối được con mới cười. Quan huyện càng tò mò tợn: - Đâu, đọc ta nghe thử. Không chỉnh ăn đòn nghe không! - Dạ, chỉnh. Nhưng quan hứa không phạt con mới dám nói... Quan huyện cảnh giác, hơi chột dạ, ướm thử trước khi hứa: - Ngọc ngươi đối với gì? - Thưa vàng. "Ngọc" đối với "vàng" chắc khó xỏ xiên, quan nghĩ và gật đầu: - Được, ta hứa không phạt. Đâu, đọc câu đối nghe thử? Cậu bé đằng hắng, rồi cất cao giọng: - Thưa, "Con chó vàng ăn bãi cứt vàng".

Chiết tự về chữ khuyển

Chữ nhất xem ra cũng rất hay Một đầu thì nhọn, một đầu tày Thêm nhân ở dưới, ra người lớn Tham chấm trên đầu... hóa chó ngay!

Đại ý: Chữ nhất có một nét ngang (-) khi viết bằng bút lông, thường một đầu nhọn một đầu tày. Chữ nhân đặt dưới chữ nhất thành chữ đại (FPBvDu8J.jpg). Đại là lớn. Đại nhân là “người lớn”, ám chỉ người có quyền chức (FPBvDu8J.jpgXJwmHa1J.jpg).

Đã là đại tức là lớn, “người lớn” nếu tham quá, muốn “lớn” hơn nữa, đến khi chỉ cần thêm một dấu chấm trên đầu thì chữ đại biến ngay thành chữ khuyển, tức là “hóa chó ngay!” (w6RoTfk1.jpg). Chỉ một chữ khuyển mà bài thơ biết tản chiết tự, làm cho người ta liên tưởng đến những ai không biết “tri túc”, mắc vào chuyện “tham quá hóa ngu”. Lý thú thật!

Bài thơ vịnh con chó

Một ông già gàn dở có một cô gái rượu xinh đẹp, bên cạnh nhà có một chàng trai thất nghiệp. Chàng trai thường sang đàm đạo văn chương cùng ông già, và để tán tỉnh cô gái. Đầu xuân chàng trai sang chúc Tết. Sau một hồi trà rượu lâng lâng, ông già đề nghị hai người cùng làm thơ nối đuôi nhau sao cho có vần và có ý nghĩa mà đề tài là “Vịnh con chó” có vần “âu”.

Ông già xướng: - Loanh quanh đằng cuối lại đằng đầu. Chàng trai tiếp: - Hễ thấy ai vào sủa “gâu gâu”. Ông già bí, may sao lúc ấy nhìn thấy con chó đang ngồi, liền hạ một câu: - Khi nó ngồi thì cao hơn đứng. Đến lượt chàng trai bí, ông già cười khà khà vừa đưa lên miệng uống một chén trà, chàng trai liền hạ một câu kết: - Quanh năm chẳng được chén trà Tàu. Rồi anh chàng cao hứng đọc tiếp: - Chẳng phải heo, chẳng phải trâu. Ông già đáp: - Ấy là con khuyển hỏi “đâu đâu”. Chàng trai nghĩ mãi không ra mới đọc câu... tầm bậy: - Khi muốn “ấy nhau” thì phải đứng. Lúc ấy, bà già từ dưới bếp mang lên một ấm nước sôi rót vào phích, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Ông già liền hạ một câu kết thật “độc”: - Trăm năm chẳng được một miếng trầu.

LÊ VŨ st
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên