Phóng to |
- Chúng tôi muốn thông qua việc cho thuê môi trường rừng để huy động mọi nguồn lực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hạn chế tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng, từng bước nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo diện tích rừng được bảo tồn và phát triển bền vững... Đặc biệt, đề án này sẽ tận dụng môi trường rừng để phát triển ngành du lịch sinh thái.
* Khi cho thuê môi trường rừng liệu có ảnh hưởng gì đến tính đa dạng hệ thực vật, động vật của rừng, thưa ông?
- Tôi cho rằng khi cho thuê môi trường rừng sẽ không làm môi trường rừng cạn kiệt mà giúp rừng được bảo đảm và phát triển tốt. Vì trước khi tiến hành cho thuê chúng tôi có những quy định ràng buộc cụ thể. Chẳng hạn trước khi giao chúng tôi kiểm kê hiện trạng rừng nơi nào ít cây, nơi nào nhiều cây, khu vực nào được xây dựng, mật độ bao nhiêu... Bên thuê được quyền khai thác cảnh quan thiên nhiên, không khí trong lành của rừng... để làm du lịch. Theo tôi, nếu làm du lịch sinh thái mà môi trường rừng bị xâm hại, tàn phá cảnh quan rừng thì chính người thuê cũng đã bị thiệt hại.
* Trước đây tỉnh cũng có quyết định thành lập ban chỉ đạo cho thuê đất rừng, nhưng nay sao đổi thành ban chỉ đạo cho thuê môi trường rừng, thưa ông?
- Theo tôi, nếu lấy tên ban chỉ đạo cho thuê đất rừng, rồi xây dựng đề án cho thuê đất rừng thì có thể gây hiểu nhầm. Nguyên nhân vì trước đây tỉnh Kiên Giang cũng đã thành lập ban chỉ đạo đề án cho thuê đất rừng Phú Quốc, nhưng đề án này phải dừng lại vì tạo ra dư luận không tốt, phản ứng việc cho thuê đất rừng như vậy sẽ không giữ được rừng, lo ngại rừng bị tàn phá... Quan điểm của chúng tôi là cho thuê môi trường rừng, tận dụng tính đa dạng của rừng để làm du lịch. Nếu cho thuê đất rừng, khi các tổ chức, cá nhân đứng ra thuê xâm hại rừng thì cũng... khó xử lý.
Về các tiêu chí đặt ra đối với bên thuê rừng, chúng tôi sẽ căn cứ một số điểm như: phải có đủ năng lực tài chính nhất định, có kinh nghiệm trong quản lý và khai thác rừng, phải thật sự gắn bó lâu dài với rừng chứ không “xí phần” rồi để đó. Vì vậy tổ chức, cá nhân nào phù hợp với tiêu chí đưa ra và đủ năng lực thì chúng tôi xem xét cho thực hiện.
Phóng to |
* Theo đề án, rừng ở Phú Quốc không thuộc diện cho thuê đợt này, vì sao?
- Do diện tích điều chỉnh đất rừng ở Phú Quốc chưa được Chính phủ điều chỉnh nên đất rừng Phú Quốc sẽ có đề án riêng.
* Hiện nay có rất nhiều nơi người dân sống xen kẽ dưới tán rừng. Khi diện tích rừng được cho thuê thì quyền lợi của người dân được đảm bảo như thế nào?
- Do đặc thù của Kiên Giang nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng quốc gia nằm rải rác khắp các huyện, thị. Trước đây có khu vực rừng người dân sống xen kẽ nên bây giờ rất khó quản lý. Hiện nay chúng tôi đang đẩy nhanh công tác cắm mốc phân giới cụ thể từng khu vực rừng, đồng thời chỉ đạo các địa phương nắm tình hình đặc thù. Nếu những hộ dân đã sống lâu đời xen kẽ trong các khu vực rừng nhưng lại không có giấy chủ quyền khi di dời thì có những chính sách thỏa đáng.
Trên 6.800ha rừng được cho thuê Theo đề án cho thuê môi trường rừng, quỹ rừng cho thuê sẽ trên 6.800ha, tập trung ở các huyện U Minh Thượng, An Minh, Kiên Lương, Kiên Hải, Hòn Đất và thị xã Hà Tiên. Khu vực rừng không cho thuê mà chỉ được liên doanh, liên kết diện tích khoảng 8.200ha, gồm rừng đặc dụng vườn quốc gia U Minh Thượng, rừng đặc dụng Hòn Chông... Theo quy định của đề án, khi thuê môi trường rừng bên thuê phải bảo toàn và phát triển vốn rừng được thuê; phải trồng lại rừng ở khu vực đất trống, cây bụi, cây tạp không có giá trị kinh tế bằng các loài cây bản địa để nâng cao chất lượng rừng, tạo cảnh quan môi trường... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận