Ví dụ như ở phần mục tiêu, trước đây các nhà quản lý bóng đá cứ đi trên mây khi đặt ra chỉ tiêu bóng đá nam có mặt ở VCK World Cup 2018(!), nhưng nay thì đến năm 2030 chỉ là vào tốp 10 châu Á.
Sân bãi ở đâu? Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển bóng đá là chuyện sân bãi trong các trường học, thậm chí cả ở ngoài trường học. Tại các đô thị lớn, đất đai phục vụ nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng... đã ngốn gần sạch quỹ đất cho thể thao. Tại TP.HCM hiện nay, số trường có sân bãi cho học sinh chơi đá bóng có lẽ đếm không hết đầu ngón tay của một bàn tay! |
Thậm chí, chỉ tiêu vào tốp 10 châu Á cũng cần phải làm thật quyết liệt, mạnh mẽ thì may ra mới đạt được. Và đặc biệt quan trọng, muốn làm được phải giải quyết những vấn đề hết sức căn bản, sâu xa ở ngành... giáo dục! Đơn giản bởi giải pháp số 1 để đạt đến mục tiêu nằm ở ngành giáo dục, khi chiến lược đã chỉ ra cái điều mà ai cũng thấy và ai cũng thừa nhận, đó là phát triển bóng đá học đường.
Sáng chủ nhật, tôi ngồi với nhiều nhà giáo, trong đó có giáo viên, cán bộ quản lý, và mọi người phân tích cho thấy không dễ gì làm được việc phát triển bóng đá học đường như bản chiến lược phát triển bóng đá đã nêu. Bởi muốn làm được điều đó, giáo dục phải thay đổi hết sức cơ bản và toàn diện.
Trên thực tế, ai cũng thấy học sinh VN đã thật sự quá tải. Ở các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội..., cứ ra ngoài đường lúc 21g sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh học sinh mỏi mệt khi cha mẹ rước về từ các trung tâm dạy thêm. Các em phải cày từ sáng đến tối, thứ bảy, chủ nhật còn phải cắp sách đến các trung tâm ngoại ngữ. Và như vậy, thời gian đâu nữa để các em chơi bóng đá hay các môn thể thao khác?
Tại sao lịch học của học sinh VN lại căng thẳng như thế, khi nhìn vào khung phân phối chương trình học của Bộ GD-ĐT tất cả đều đẹp như mơ? Xin lấy ví dụ: Theo khung của Bộ GD-ĐT công bố áp dụng cho niên học 2011-2012, một học sinh lớp 8 học 979 tiết/năm (tương đương 735 giờ). So với khuyến cáo của UNESCO là giờ học lý tưởng bình quân cho một học sinh là 800 giờ/năm thì chuyện học ở VN quá nhẹ. Hay vừa rồi, chúng ta thấy Thái Lan cải cách giáo dục khi đưa số giờ học bình quân từ 1.000-1.200 giờ/năm còn 800-1.000 giờ/năm, so ra cũng cao hơn VN. Hay tham khảo chương trình học bậc THPT ở Úc với mỗi tuần 30 giờ, mỗi năm 40 tuần thì cũng là 1.200 giờ/năm.
Theo lý giải của các nhà giáo dục, giờ học ở các nước tuy cao hơn tại VN, nhưng tất tần tật đóng khung trong số giờ quy định. Còn ở VN quy định một đằng nhưng thực tế diễn ra một nẻo với sự chênh lệch rất lớn. Xin nêu một ví dụ: với môn học tiếng Anh ở THPT là 111 tiết, ở THCS bình quân là 100 tiết. Nhưng, học theo đúng chương trình khung thì cho đến khi tốt nghiệp THPT cũng chẳng nói, chẳng viết được gì. Và thế là phụ huynh phải cho con đi học thêm. Tương tự, những môn toán, văn, lý, hóa cũng thế.
Mấu chốt của câu chuyện là ở chỗ các nước học 1.000-1.200 giờ/năm nhưng chỉ đóng khung trong 5-6 môn học; trong khi đó tại VN là 13-14 môn học. Học nhiều môn, nhưng giờ học theo khung không cao nên dẫn đến chuyện lao đầu đi học thêm đến tối mịt là điều bình thường. Và một khi học như thế, làm sao còn thời giờ cho bóng đá khi đưa môn này vào học đường?
Câu chuyện này các nhà giáo dục tâm huyết đã nói từ lâu nhưng vẫn chưa thể thay đổi được vì quan điểm “giáo dục toàn diện”. Với rào cản này, thật khó hi vọng cho Chiến lược phát triển bóng đá đạt được thành công.
Phóng to |
Một số trường học ở TP.HCM không có sân chơi thể thao cho học sinh, thậm chí có trường không có một khoảng không gian nào tiếp đất (ảnh tư liệu chụp tại Trường Lý Thái Tổ, Q.8, TP.HCM tháng 11-2009)- Ảnh: Minh Đức |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận