12/10/2003 23:45 GMT+7

Chiêm ngưỡng nàng Mona Lisa qua... hơi nước và không khí

Theo Khoa học và Đời sống
Theo Khoa học và Đời sống

Kể từ đầu tháng 9-2003, khách tham quan có thể thả sức chiêm ngưỡng bức họa nổi tiếng Mona Lisa hay còn gọi là bức La Joconde của danh họa Leonardo da Vinci trên một màn hình được tạo thành từ hơi nước tại viện bảo tàng Vapriikki ở thành phố Tampere (Phần Lan).

v1gPkL0I.jpgPhóng to
Với công nghệ mới, mọi người có thể chiêm ngưỡng các bức họa nổi tiếng qua màn hình hơi sươngkhông khí
Kể từ đầu tháng 9-2003, khách tham quan có thể thả sức chiêm ngưỡng bức họa nổi tiếng Mona Lisa hay còn gọi là bức La Joconde của danh họa Leonardo da Vinci trên một màn hình được tạo thành từ hơi nước tại viện bảo tàng Vapriikki ở thành phố Tampere (Phần Lan).

Trong khi đó, ở một địa điểm cách xa viện bảo tàng này hàng nghìn km, tại thành phố Hermossa Beach (bang California, Mỹ), cũng có một màn hình đặc biệt mà người ta có thể đi xuyên qua được mà không hề ảnh hưởng gì.

Cả hai phát minh này đều là kết quả của quá trình nghiên cứu những hệ thống hiển thị hình ảnh thế hệ mới không cần đến… màn hình. Tại Phần Lan, người ta gọi đó là FogScreen (tạm dịch là màn hình hơi sương), còn ở Mỹ, mẫu màn hình ảo đầu tiên do Chad Dyner, sinh viên 29 tuổi ở Viện công nghệ Massachusetts sáng chế, được đặt tên là Heliodisplay.

Màn hình FogScreen gồm có hai lớp. Lớp thứ nhất là một phiến không khí được tạo thành từ một luồng khí ổn định trong không trung. Còn lớp thứ hai là một màn hình hơi nước rất mảnh được phóng ra ép sát vào lớp thứ nhất. Trên màn hơi sương đó, những hình ảnh do một máy chiếu đặc biệt phóng ra có thể xem được từ cả mặt trước và mặt sau màn hình.

Do có thể tạo ra được những màn hình cỡ lớn nên FogScreen đặc biệt phù hợp với các sự kiện văn hóa như tổ chức biểu diễn ngoài trời, liên hoan nghệ thuật, festival hay làm biển quảng cáo tấm lớn tại những nơi công cộng. Giá thành của FogScreen hiện là khoảng 100.000 đôla Mỹ, song Rakkolainen và Karri Palovuori - đồng tác giả của FogScreen, hy vọng khi đưa vào sản xuất hàng loạt, mức giá này sẽ giảm đi đáng kể.

Trong khi FogScreen hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo ra một màn sương bằng hơi nước thì Heliodisplay của Chad Dyner lại sử dụng phương thức biến đổi phần không khí ở ngay phía trên máy chiếu để tạo ra một màn hình có kích cỡ 27 inch.

Nói cách khác, nếu FogScreen được tạo ra từ hơi nước thì Heliodisplay được tạo thành từ… không khí. Trên màn hình này, hình ảnh được hiển thị theo dạng hai chiều, song có thể nhìn được từ nhiều góc độ và vẫn có thể biến đổi khi có người chạm tay vào. Tùy theo điều kiện không gian hiển thị người ta có thể tăng được kích cỡ của màn hình lên tới 150 inch.

Hiện nay Heliodisplay chỉ có hai hạn chế là hình ảnh chưa sắc nét và từ máy chiếu luôn phát ra một luồng sáng lóa gây khó chịu cho người xem. Tuy nhiên, Dyner cũng cho biết trong tương lai, anh sẽ tìm cách khắc phục những nhược điểm này.

So với màn hình thông thường, màn hình ảo có một thế mạnh là không có thực, vì thế người sử dụng hoàn toàn không phải lo chúng sẽ bị vỡ, cháy nổ hay rách xước trong quá trình vận chuyển và sử dụng.

Theo Khoa học và Đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên