![]() |
Điều trị viêm gan siêu vi B cấp tại khoa nhiễm E Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM (ảnh chụp chiều 19-12-2004) Ảnh: N.C.T. |
- Đường lây của siêu vi B qua ba đường: truyền máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Nhưng quan trọng là có những người bị nhiễm không nhớ mình bị lây từ đâu, lúc nào... Số không xác định được nguồn lây lại khá cao, chiếm đến 80%. Ở người VN, 16-20% là người có siêu vi gây viêm gan trong người, nhưng không đồng nghĩa với bị VGSV B, mà đây là tỉ lệ người mang siêu vi trùng lành tính (có thể chiếm đến 80-90% trong tổng số người có siêu vi), tức người đó vẫn sống bình thường, không bị tổn thương gan do siêu vi. Có thể sau một thời gian dài, có khi vài năm, có khi hàng chục năm tự hết do cơ thể tự đào thải con siêu vi.
Đây là điều rất quan trọng, cần tránh ngộ nhận những thông tin cho rằng cứ bị nhiễm siêu vi viêm gan B là đồng nghĩa với siêu vi trùng đã tấn công gan, gây tổn thương gan và phải uống thuốc. Trong số 10-20% người bị nhiễm còn lại, có một tỉ lệ rất thấp 5-10% trong số này bị chuyển sang viêm gan mãn. Tuy nhiên ở trẻ bị lây từ mẹ sang con thì nguy cơ tổn thương gan nhiều hơn người lớn (tỉ lệ có thể lên đến 70%) nên ngành y tế đã đưa tiêm phòng VGSV B vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ.
![]() |
BS Trương Hữu Khanh |
- Đúng ra thì không cần làm XN trước khi chủng ngừa. Nguyên tắc ở thế giới là thường chỉ XN HBsAg khi trong gia đình có người bị nhiễm hoặc người thuộc nhóm nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, nhân viên y tế... có khả năng bị nhiễm do tiếp xúc trước đó. Còn đối với những người bình thường thì không cần thiết phải XN trước khi chích ngừa. Bằng chứng hiện nay trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng của chúng ta đều không XN trước khi chích ngừa, ngay cả các bé được sinh ra từ các bà mẹ HBsAg (+).
* Vì sao có trường hợp đã chủng ngừa ngay sau sinh, bé vẫn bị HBsAg (+)?
- Ở một phụ nữ mang thai có HBsAg trong người (có thể bà mẹ này không hề bị viêm gan) thì 10% có thể lây qua bào thai, 90% còn lại có thể bị lây trong năm đầu đời của trẻ (khi sinh, cho bú, chăm sóc...). Nếu như bà mẹ có HBsAg (+) chứng tỏ con siêu vi B đang hoạt động nên rất dễ lây.
* Hiện nay nhiều người cứ nghe nói bị VGSV B là bằng mọi cách phải đi chữa, bác sĩ thì cho đủ loại thuốc, tốn kém nhưng vẫn không khỏi?
- Quyết định điều trị ở những người có kết quả XN HBsAg (+) thì phải xác định là có viêm gan mãn hay không. Nếu không viêm gan mãn, không tổn thương gan thì không cần thiết phải điều trị. Mà muốn biết viêm gan mãn hay không cần phải có XN theo dõi ít nhất sáu tháng.
Trong điều trị VGSV B mãn, cho tới nay khoa học chỉ chứng minh được hai loại thuốc có tác dụng là Interferon và Lamivudin. Ngay cả điều trị bằng Interferon rất tốn kém, khi điều trị cũng cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi sát, nhưng hiệu quả vẫn không chắc chắn khỏi vì kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ âm tính chỉ 30-40%. Ngoài hai loại thuốc trên, những thuốc khác không có tác dụng trên siêu vi viêm gan B. Với các cây thuốc dân gian như cây chó đẻ... cần có thời gian nghiên cứu thêm.
* Xin cảm ơn bác sĩ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận