Phóng to |
Hầu như 60% tiền trợ cấp mà các nước giàu hỗ trợ nông dân của họ qua nhiều chính sách khác nhau song cuối cùng cũng chỉ với mục đích là đẩy giá nông sản lên. OECD cũng phát hiện rằng cho dù mức độ trợ cấp đã được giảm dần trên toàn thế giới kể từ giữa những năm 1980 nhưng việc thay đổi có vẻ chậm lại trong ba năm qua như một phần trong tiến trình đàm phán của WTO.
Úc và New Zealand tuy là hai nước kinh doanh hàng nông sản thông thoáng nhất trong số các nước phát triển, cũng trợ cấp cho nông dân của họ. Cụ thể, Úc trợ cấp 1,4 tỉ USD và New Zealand là 231 triệu USD.
Tại Úc, OECD cho biết mức trợ cấp cho người nông dân vẫn giữ nguyên trong hai năm 2004 và 2005. Khoảng một phần ba trong số tiền trợ cấp mà người nông dân ở Úc được nhận thông qua hình thức cho nợ thuế nhiên liệu.
Bản báo cáo nêu đích danh các nước châu Âu là những nước phạm tội nặng nề nhất trong việc trợ cấp cho nông dân của mình với số tiền lên tới 133 tỉ USD. Theo thống kê của tổ chức farmsubsidy.org, các nông trại được hưởng số tiền trợ cấp lớn nhất là:
- Tại Anh có Farmcare Limited trong hai năm 2003-2004 nhận số tiền trợ cấp là 3.788.023 euro.
- Tại Thụy Điển có KC Ranch AB trong năm 2005 nhận số tiền trợ cấp là 987.004 euro.
- Tại Đan Mạch có Bregentved Godskontor trong năm 2005 nhận số tiền trợ cấp là 985.123 euro.
- Tại Hà Lan có Maatschap JEn GJ Schouten trong năm 2004 nhận số tiền trợ cấp là 427.350 euro.
Theo đề xuất mới nhất của Ủy ban châu Âu, giới hạn trợ giá cho mỗi nông trại sẽ chỉ còn là 300.000 euro.
Phóng to |
Trong khi các nước giàu dư tiền để trợ cấp cho nông dân, thì các nước nghèo hầu như “trắng tay”. WTO đang chuẩn bị cho cuộc họp bộ trưởng tại Geneva ngày 29-6-2006, để tiếp tục bàn về vòng đàm phán Doha. Các cuộc đàm phán tại Doha cách đây năm năm nhằm mục đích “sửa sai” sự không công bằng này, đặc biệt nhằm mục đích giúp đỡ các nước nghèo.
Các nước đang phát triển đòi các nước phát triển cắt bỏ trợ cấp cho nông dân. Các nước phát triển thì lại đòi phải mở rộng đường hơn nữa cho sản phẩm nông sản của họ vào thị trường thế giới. Thế là vòng đàm phán “sa lầy”.
Lần này, chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp sẽ chính thức đưa ra văn bản về tình hình đàm phán. Đây sẽ là nỗ lực công khai đầu tiên kể từ khi cuộc gặp thượng đỉnh tại Hong Kong vào tháng 12-2005 vẫn chưa ngã ngũ, hòa giải được những bất đồng quan điểm từ hai phía. Nhóm liên minh G20 tập hợp những mối quan tâm của các nước đang phát triển về vấn đề nông nghiệp nêu rõ ý muốn có thể bảo hộ 20% các nông sản của mình gọi là “nông sản đặc biệt”.
Các nước đang phát triển vẫn bận tâm trước việc Mỹ, EU và Nhật vẫn trợ cấp cho nông dân của mình quá nhiều. Như việc nông dân Arthur Hill ở Anh có thể sẽ nhận được số tiền trợ cấp 100.000 bảng Anh tương đương với hơn 2,9 tỉ đồng đã là một chênh lệch quá lớn đối với nông dân VN.
Đại sứ nước Mauritania, ông Naresh Servansing - người dẫn đầu nhóm thuộc các nước châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương - cho biết: “Chúng tôi là những nước nhỏ với nền kinh tế còn non yếu nhưng chúng tôi cũng muốn có được một sự thỏa thuận như ý, tuy nhiên được hay không trong vòng đàm phán này thì lại không do một mình chúng tôi quyết định”.
Thật vậy, làm sao mà các nông dân như Arthur Hill có thể thôi lãnh trợ cấp cả trăm ngàn bảng Anh để nghèo như các nông dân VN?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận