17/11/2009 23:08 GMT+7

Chat với hai đại sứ môi trường Bayer VN 2009

TRUNG UYÊN thực hiện
TRUNG UYÊN thực hiện

TTO - Vừa trở về từ chuyến du khảo tại Đức (từ ngày 8-11 đến ngày 13-11), hai đại sứ môi trường Bayer VN 2009: Lê Mai Hoa và Lê Thái Sơn đã chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyến đi thú vị này.

Chat với hai đại sứ môi trường Bayer VN 2009

Để có mặt trong chuyến du khảo này, Lê Mai Hoa (SV khoa Điện tử viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội), Lê Thái Sơn (cựu SV khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM) đã vượt qua các vòng thi: bài viết đề xuất giải pháp môi trường với chủ đề “Hướng tới một hành tinh xanh - Cộng đồng nơi bạn sinh sống cần sự góp sức của bạn”, thi vấn đáp bằng tiếng Anh, thể hiện tốt trong hội trại sinh thái Đại sứ môi trường Bayer VN 2009 ở Ba Vì (Hà Nội).

TTO - Vừa trở về từ chuyến du khảo tại Đức (từ ngày 8-11 đến ngày 13-11), hai đại sứ môi trường Bayer VN 2009: Lê Mai Hoa và Lê Thái Sơn đã chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyến đi thú vị này.

>> Khởi động chương trình Đại sứ môi trường Bayer 2009>> Đại sứ môi trường và xe buýt xanh

ImageView.aspx?ThumbnailID=375735
Các đại sứ môi trường Bayer ở 19 quốc gia tham gia chuyến du khảo tại Đức - Ảnh: Lê Mai Hoa cung cấp

Những hoạt động các đại sứ môi trường Bayer tham gia trong chuyến du khảo tại Đức: trình bày dự án cải thiện môi trường, chứng kiến và học hỏi những phương pháp thực hành bảo vệ môi trường tiên tiến tại thành phố Leverkusen, viếng thăm các trung tâm nghiên cứu, sản xuất hiện đại của tập đoàn Bayer, khám phá thành phố Cologne xinh đẹp của Đức...

Chuyến du khảo có sự tham gia của 53 đại sứ môi trường Bayer là các SV đến từ 19 quốc gia.

* Không phải là SV ngành môi trường, điều gì giúp các bạn tự tin tham gia cuộc thi Đại sứ Bayer 2009?

- Lê Mai Hoa: Ngay trong thể lệ chương trình, ban tổ chức đã nói rõ, điều kiện tham gia chương trình là có sự quan tâm và có hiểu biết nhất định về môi trường.

Dù mình không là SV ngành môi trường nhưng mình quan tâm đến các vấn đề môi trường, đam mê các hoạt động xã hội và mong muốn thử sức mình ở cuộc thi này.

- Lê Thái Sơn: Vấn đề môi trường vốn không của riêng ai, mỗi cá nhân đều có thể chung tay góp sức lực của mình.

Mình cảm thấy cuộc thi "Đại sứ môi trường Bayer VN" là sân chơi tốt để biến ý tưởng của mình thành hiện thực, đồng thời đem về cho nơi mình sinh sống những giải pháp hữu hiệu đối phó với những vấn nạn môi trường.

ImageView.aspx?ThumbnailID=375740

Hai đại sứ môi trường môi trường Bayer VN 2009 - Lê Mai Hoa và Lê Thái Sơn tại Đức. Trong trang phục áo tứ thân và áo dài khăn đóng, các bạn đã giới thiệu một phần trang phục truyền thống của VN đến bạn bè các nước trong chuyến du khảo tại Đức - Ảnh: BTC cung cấp

Tính đến nay, đã có 70 SV VN được trao tặng danh hiệu "Đại sứ môi trường Bayer". Các bạn tập hợp trong CLB Đại sứ môi trường Bayer VN.

Đây cũng là lực lượng tình nguyện viên môi trường năng động với nhiều hoạt động môi trường ý nghĩa tại trường học và địa phương.

* Dự án dự thi "Đại sứ môi trường Bayer 2009" của hai bạn được ban tổ chức đánh giá cao.

Bạn vui lòng mô tả ngắn gọn dự án này?

- Lê Mai Hoa: Dự án của mình là "Phần mềm giảm thiểu tác hại của lũ lụt”, đề xuất 5 biện pháp để giảm thiểu tác hại của lũ tại các vùng đô thị. Trong đó, tập trung vào biện pháp dùng phần mềm hỗ trợ việc di dân khỏi khu vực lũ một cách nhanh chóng, an toàn và dự đoán khu vực lũ khi có mưa lớn xảy ra.

- Lê Thái Sơn: Dự án của mình là “Cải thiện môi trường chợ nổi ở Cái Bè - Tiền Giang thông qua chương trình tình nguyện Mùa hè xanh". Chương trình này là sự kết hợp giữa các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và chương trình tình nguyện Mùa hè xanh.

Bốn nội dung chính gồm: xây dựng các thuyền lưu động gom rác mỗi ngày, xây dựng nhà vệ sinh công cộng trên bờ sông, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc tổ chức văn nghệ đờn ca tài tử, đẩy mạnh mô hình du lịch cộng đồng.

ImageView.aspx?ThumbnailID=375746

Lê Mai Hoa trong phòng thí nghiệm bảo vệ thực vật ở Monheim - Ảnh: Lê Mai Hoa cung cấp

* Bạn ấn tượng nhất với hoạt động nào trong chuyến đi?

- Lê Mai Hoa: Đó là khi tham quan tàu kiểm soát chất lượng nước Max Pruess trên sông Rhine. Con tàu rất nhỏ, thủy thủ đoàn chỉ gồm bốn người nhưng hoạt động của tàu thực sự rất ý nghĩa. Người hướng dẫn chúng tôi tham quan con tàu chỉ nói tiếng Đức nên mọi chuyện phải thông qua phiên dịch.

Song, bác ấy rất nhiệt tình trả lời mọi câu hỏi của chúng tôi, từ những câu hỏi nghiêm túc liên quan đến hoạt động của tàu, cách xử lý mẫu nước thí nghiệm đến những câu hỏi vô tình nói ra như ngắm hoàng hôn trên tàu có đẹp không.

- Lê Thái Sơn: Đó là chuyến tham quan chiếc xe Ecomoblie Lumbricus. Ở đó, có một cặp vợ chống có dự án đi vòng quanh thế giới trên chiếc xe di động, nhằm đem lại kiến thức thực tế cho các thiếu nhi. Họ đã tổ chức chương trình này ở nhiều nước và thật sự rất hữu ích.

ImageView.aspx?ThumbnailID=375777Lê Thái Sơn (thứ hai từ trái qua) và Lê Mai Hoa (bìa phải) - Ảnh: Lê Thái Sơn cung cấp

* Gặt hái lớn nhất của bạn sau chuyến đi này là gì?

- Lê Mai Hoa: Đó là mình học hỏi được rất nhiều kiến thức về môi trường, phát triển bền vững, công nghệ cũng như tổ chức sự kiện. Mình  được cảm nhận vẻ đẹp yên bình của châu Âu cuối thu và Facebook của mình đã có thêm rất rất nhiều người bạn mới dễ thương.

- Lê Thái Sơn: Lối thoát khỏi việc ô nhiễm môi trường để phát triển bền vững chính là những cải tiến và phát minh công nghệ, và điều cốt yếu nằm ở tri thức, con người.

Mình đã được gặp giáo sư Arlin Bostian, ông đang làm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cho Bayer với dự án giúp đỡ các nước nông nghiệp trong lĩnh vực trồng lúa, trang bị miễn phí cho họ máy bỏ hạt tiên tiến, đẩy mạnh năng suất. Chương trình đó rất thành công ở Indonesia và đang được đẩy mạnh sang các nước châu Á khác.

Tuy nhiên, VN - nước xuất khẩu gạo nổi tiếng thế giới - lại không có trong số đó. Mình nêu câu hỏi này với ông và vị giáo sư này đưa mình địa chỉ để liên hệ. Và nếu có thể chương trình này sẽ được tổ chức thêm ở VN.

* Điều gì ở người Đức trong việc bảo vệ môi trường làm bạn thú vị nhất?

- Lê Thái Sơn: NướcĐức không còn chú trọng nhiều đến việc nhận thức về môi trường như các nước đang phát triển vì người dân đã tự nhận thức rất sâu sắc về vấn đề này. Họ chú trọng đến công nghệ - chìa khóa cốt lõi cho môi trường vững bền.

* Điều đáng tiếc nhất của bạn sau chuyến đi này là gì?

- Lê Mai Hoa: Đó là mình chưa thực sự thành công  trong việc quảng bá văn hóa VN đến bạn bè quốc tế. Mình cũng chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề mình băn khoăn khi tham dự các buổi họp báo về phát triển bền vững, các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Lê Thái Sơn: Những câu hỏi trong buổi thảo luận về những khác biệt của các nước phát triển và nước đang phát triển vẫn chưa được giải quyết cụ thể.

* Nếu tháng điểm là 10 thì bạn tự đánh giá những gì bạn thể hiện trong chuyến đi được bao nhiêu điểm?

- Lê Mai Hoa: Điểm 8 cho nỗ lực và điểm 7 cho nhưng gì đã thể hiện được. Lần sau, nếu có cơ hội tham gia những chương trình giao lưu quốc tế như thế này, mình sẽ cố gắng thể hiện tốt hơn.

- Lê Thái Sơn: Một câu hỏi khó! Nhưng nếu lấy việc học hỏi làm tiêu chí quan trọng thì mình tự đánh giá mình được điểm 7!

* Dự án này của các bạn có được hỗ trợ triển khai trong thực tế không?

- Lê Mai Hoa: Dự án này của mình hoàn toàn có thể triển khai trong thực tế nhưng hiện tại mình đang tập trung vào các chương trình và dự án nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường nói chung và biến đổi khí hậu cũng như đa dạng sinh học nói riêng.

- Lê Thái Sơn: Năm nay, dự án vừa hoàn thành trên giấy năm nay và dự định sẽ triển khai trong hè. Do đó, mình sẽ cố gắng liên hệ với Thành đoàn TP.HCM để dự án có thể triển khai trong hè 2010.

* Cảm ơn hai bạn vì cuộc trao đổi này.

TRUNG UYÊN thực hiện

TRUNG UYÊN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên