* Bà Phạm Phương Thảo (chủ tịch HĐND TP.HCM): Chất vấn sẽ góp thêm giải pháp
Phóng to |
Các đại biểu tham dự Đại hội Đảng tiếp tục trao đổi bên lề trong giờ nghỉ giải lao - Ảnh: Việt Dũng |
Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ, bà Thảo nói:
- Chất vấn trong Đảng đã có chủ trương, quy định rồi, tuy nhiên chưa được triển khai. Theo tôi, cần khuyến khích, cần có những quy định cụ thể, như Quốc hội và HĐND các cấp thường xuyên chất vấn.
* Theo bà, vì sao chất vấn trong Đảng chưa được triển khai?
Phóng to |
* Thưa bà, chất vấn trong Đảng có khác với chất vấn tại nghị trường?
- Tôi thấy chất vấn trong Đảng cũng không khác với chất vấn tại diễn đàn Quốc hội hay HĐND. Nếu hoạt động chất vấn trong Đảng được triển khai tốt, đúng mức sẽ thúc đẩy dân chủ tốt hơn nữa, người ta dám thẳng thắn nói ra những việc quan tâm, đòi hỏi cấp ủy và cá nhân những người có trách nhiệm làm việc tốt hơn. Không chỉ có đòi hỏi, qua chất vấn sẽ góp thêm những giải pháp tốt hơn cho công tác của Đảng, làm cho mọi người hiểu vấn đề cùng quan tâm một cách rõ ràng hơn, minh bạch hơn, có điều kiện tạo được sự nhất trí, đồng thuận và đoàn kết tốt hơn.
* Tuy nhiên, qua ý kiến của một số đảng viên cho thấy có tâm lý e ngại chất vấn?
- Cũng có thể có tâm lý e ngại, nhưng tôi cho rằng làm dần dần rồi sẽ quen. Cần khuyến khích việc này để nó trở thành một sinh hoạt bình thường trong Đảng. Chúng ta chịu sự giám sát không chỉ trong Đảng mà còn chịu giám sát của người dân. Quyền hạn phải gắn với trách nhiệm, qua chất vấn sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của người trả lời chất vấn lẫn người chất vấn.
* Ông Trần Văn Truyền (tổng Thanh tra Chính phủ): Chất vấn thể hiện dân chủ
Phóng to |
- Tôi nghĩ rằng việc chất vấn có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, trong các hội nghị Trung ương đã có nhiều ý kiến phát biểu rất rõ ràng đồng ý hay không đồng ý một vấn đề nào đó, thậm chí nêu ý kiến đề nghị Trung ương, Bộ Chính trị giải trình về những vấn đề cụ thể. Đó cũng chính là một hình thức chất vấn.
* Theo ông, cần làm gì để thực hiện được chất vấn trong các kỳ họp Trung ương như quy chế đã ban hành?
- Khi đánh giá vấn đề chưa thực hiện được như yêu cầu, nghĩa là đặt ra cho Trung ương khóa tới nên chú ý vấn đề này hơn. Để chất vấn trở thành bình thường trong Đảng, nên có cơ chế cụ thể về chất vấn, ví dụ ai có trách nhiệm trả lời, bao lâu phải trả lời... Bên cạnh đó, cần hết sức tránh những định kiến, đố kỵ thì người chất vấn mới không e ngại. Chẳng hạn trong Quốc hội, chất vấn với nhau được vì toàn là những vấn đề thuộc về chính sách, những vấn đề chung của đất nước. Còn chất vấn trong Trung ương hoặc trong nội bộ một số cấp ủy, đó là chất vấn cụ thể vào sự lãnh đạo, điều hành có “dính” trách nhiệm chỗ này, chỗ kia nên ít nhiều sẽ có e ngại. Phải đảm bảo rằng những ý kiến thẳng thắn, trung thực, dám đấu tranh, dám chất vấn được bảo vệ và ủng hộ mới thực hiện tốt được quy định này. Nếu không người ta sợ bị trù dập thế này, thế khác...
* Lâu nay Quốc hội tổ chức các phiên chất vấn theo định kỳ và theo chuyên đề, ông có nghĩ rằng kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương nên nghiên cứu cách làm này?
- Chất vấn trong các kỳ họp Trung ương tuy chỉ là một việc cụ thể nhưng tính chất rất hệ trọng vì thuộc vào nguyên tắc của Đảng. Tới đây, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng sẽ xác định rất nhiều vấn đề, trong đó có xác định một số vấn đề thuộc về nguyên tắc trong chế độ, lề lối làm việc đảm bảo yêu cầu tập trung dân chủ.
* Theo ông, nhiệm kỳ tới cần triển khai những công việc thật cụ thể gì để làm tốt hơn quy định về chất vấn trong các kỳ họp Trung ương?
- Chất vấn là một hình thức thể hiện dân chủ, nhất là để những người ở vị trí thấp được chất vấn những người ở vị trí cao. Trong sinh hoạt thật sự dân chủ và có trách nhiệm, tin tưởng nhau thì chất vấn sẽ được phát huy tốt.
* Đại biểu LÊ MẠNH HÀ (thành ủy viên, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM): Không ít người sẽ mạnh dạn chất vấn
Phóng to |
Ông Lê Mạnh Hà - Ảnh: V.Dũng |
Tiếp theo ý kiến của đại biểu Phạm Phương Thảo, tôi muốn nêu thêm một vấn đề là trong hoạt động của HĐND thường xuyên chất vấn các giám đốc sở, tại sao trong hoạt động của Đảng không chất vấn các trưởng ban Đảng, thường vụ hay các trưởng ban Đảng cấp trên cũng như Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Nếu chúng ta mạnh dạn làm việc đó (chất vấn), hoạt động của Đảng sẽ khác đi rất nhiều, cụ thể là sẽ dân chủ hơn.
Có thể có người e ngại chất vấn, nhưng cũng có những người không quan tâm đến chức quyền hoặc những người thật sự mong muốn trong sạch đội ngũ trong Đảng sẽ mạnh dạn chất vấn. Tôi nghĩ có không ít người sẽ mạnh dạn chất vấn. Với tôi, chỉ e ngại khi không có đủ thông tin để chất vấn, còn ngược lại thì không có gì đáng ngại. Chất vấn trong Đảng là việc “phải làm”, chứ không chỉ là việc “nên làm”.
* Đại biểu PHẠM THỊ THANH TRÀ (ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái): Chất vấn giúp chỉnh đốn Đảng tốt hơn
Phóng to |
Bà Phạm Thị Thanh Trà- Ảnh: V.Dũng |
Chúng tôi hi vọng sau Đại hội XI sẽ có những chủ trương, định hướng cụ thể, nhất là công tác kiểm tra, giám sát. Có được điều này, chắc chắn chúng ta sẽ làm tốt hơn công tác xây dựng Đảng, tạo được đồng thuận trong Đảng và nâng cao tinh thần phê và tự phê của mỗi đảng viên.
Tôi nghĩ ở góc độ này, góc độ khác cũng có những nơi e ngại đối thoại, hoặc là họ không muốn để người khác thấy được yếu kém, tồn tại, hạn chế của mình, hay nói cách khác là sợ bị khuyết điểm dù rõ ràng là có khuyết điểm. Để xóa tan tâm lý này, tôi nghĩ điều quan trọng là phải giải phóng tư tưởng, trước hết là mọi người phải tự nhận thức, dám tự phê bình, dám chịu trách nhiệm, đồng thời cần lắng nghe các ý kiến đóng góp, phê bình và sẵn sàng nhận thấy những khuyết điểm của mình. Hay nói cách khác là dám chịu trách nhiệm trước những việc làm chưa đúng hoặc chưa chuẩn theo yêu cầu của Đảng.
* Ông Nguyễn Đình Hương (nguyên phó trưởng Ban Tổ chức trung ương): Nên cho phép đảng viên được chất vấn Tổng bí thư
Phóng to |
Ông Nguyễn Đình Hương - Ảnh: V.Dũng |
Tôi cho rằng nên mở rộng quyền chất vấn của đảng viên, không chỉ chất vấn trong cấp ủy mà làm sao để đảng viên bình thường cũng được quyền chất vấn (trực tiếp hoặc gián tiếp) ủy viên Bộ Chính trị, chất vấn tổng bí thư. Tất nhiên phải nhìn vấn đề toàn diện cả hai phía, về phía người được chất vấn có trách nhiệm trả lời kịp thời, nghiêm túc, nhưng về phía người chất vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn của mình. Hồi sau Đại hội IX, tôi đã gửi thư lên cấp cao để đề cập đến vấn đề nhà đất liên quan đến lãnh đạo, trong thư tôi nói rõ chịu trách nhiệm về nội dung mình đưa ra và đề nghị phải có hồi âm. Sau đó tôi đã nhận được phản hồi về bức thư này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận