25/09/2006 04:01 GMT+7

Chào cờ, cảm xúc thăng hoa

HOÀNG HỒNG
HOÀNG HỒNG

TT - Cô học trò lớp 10 không thể nào quên buổi chào cờ đầu tiên thiêng liêng như lời hứa làm người tốt. Anh du học sinh rơi nước mắt trong buổi chào cờ đầu tiên trên đất khách. Một thượng tá quân đội đã vận động may lá cờ rộng 600m vuông để các tuyển thủ thấy Tổ quốc thiêng liêng đến nhường nào...Dưới cờ, mỗi người đều dạt dào cảm xúc thăng hoa, khát khao nâng mình lên...

dWBk4LMT.jpgPhóng to

Lễ thượng cờ vào mỗi buổi sáng tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội - Ảnh: Ngô Dư

* Nhà báo Hữu Thọ (nguyên trưởng Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương): Không phải chỉ là phong trào

Tôi cho rằng chào cờ, hát quốc ca là những hình thức để giáo dục lòng yêu Tổ quốc ở mỗi con người, đặc biệt đối với lớp trẻ. Trên thế giới đã có những nước tổ chức những ngày chào cờ, thi cờ, thi chào cờ... như Mexico. Ở VN hiện nay các công sở làm việc không bao giờ đúng 7g30 nên việc chào cờ không được thực hiện vào đầu tuần.

Hỡi những ai máu đỏ da vàngHãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốcNền cờ thắm - máu đào vì nướcSao vàng tươi - da của giống nòiĐứng lên mau hồn nước gọi ta rồiHỡi sĩ nông công thương binhĐoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

(Thơ Nguyễn Hữu Tiến, sinh năm 1901, cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng, Xứ ủy Nam kỳ)

Thật ra ngay cả treo cờ đối với nhiều nơi cũng đã là một vấn đề lớn. Tất nhiên vấn đề này lâu dài chúng ta sẽ phải tính vì việc đó liên quan đến kỷ cương, giờ giấc. Tuy nhiên, trước mắt các trường học phải là nơi thường xuyên tổ chức chào cờ, hát quốc ca. Tôi nhấn mạnh rằng “hát quốc ca” chứ không phải “nghe quốc ca”.

Vấn đề này đã có chỉ thị nhưng không thấy ai làm. Tổ chức chào cờ, hát quốc ca tại các trường học cực kỳ quan trọng để giáo dục lòng yêu nước của thanh niên, học sinh.

Ngoài ra, việc chào cờ, hát quốc ca phải trở thành quyết định của các trường học, các công sở chứ không chỉ là cổ vũ phong trào rồi thôi.

KugHPtE4.jpgPhóng toLá cờ Tổ quốc được các tiêu binh trân trọng mang ra chuẩn bị lễ chào cờ sáng 23-9 tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) - Ảnh: Việt Dũng* Thạc sĩ Đào Trung Kiên (27 tuổi, giảng viên ĐH Kinh tế TP.HCM): Như chưa từng được hát

Cả một năm trời ở New York, tôi không nhìn thấy lá cờ VN. Rồi ngày đầu năm 2006, cơ quan đại diện VN tại Liên Hiệp Quốc mời mọi người Việt (và cả bạn bè nước ngoài) dự buổi gặp mặt đầu năm. Trường tôi không có một người Việt nào nên vừa bước vào khán phòng, nghe tiếng Việt đã rưng rưng nước mắt.

Rồi lễ chào cờ, mọi người hát như chưa từng được hát quốc ca, lá cờ từ từ kéo lên... và tôi đã khóc thật sự. Không thể nào cầm lòng được.

Chia sẻ điều đó với bạn bè du học sinh, tôi nhận được một sự đồng cảm lớn: đi đâu, làm gì, ở bất cứ chỗ nào, mỗi khi lá cờ Tổ quốc được kéo lên, người nào cũng xúc động đến rơi nước mắt.

Phạm Ngọc Thanh (hướng dẫn viên Công ty du lịch Quốc Tế Đại Lục - TP.HCM): Vượt qua những bon chen

Lá cờ chính là hồn Tổ quốc. Nó gắn kết mọi người, tạo thêm sức mạnh để người ta có thể vựơt qua mọi trở lực hằng ngày. Hãy tưởng tượng nếu bạn đang chuẩn bị thực hiện một nhiệm vụ nào đó có ảnh hưởng đến một phương diện quốc gia hay một nhóm cộng đồng.

Buổi sáng, bạn đứng nghiêm và chào lá quốc kỳ. Lúc ấy, con người bạn sẽ lắng lòng mình để suy nghĩ về cái được, cái thua, cái còn, cái mất... bạn sẽ thấy mình vượt qua khỏi những ý nghĩ bon chen tầm thường, để chọn lựa một quyết định ý nghĩa hơn cho mình và cho đất nước.

Chào cờ với Tuổi Trẻ Online

Từ hôm nay (25-9-2006), Tuổi Trẻ Online trân trọng mời bạn dự lễ chào cờ và xem video clip lễ thượng cờ, nghe quốc thiều - quốc ca tại chuyên trang: Tự Hào Việt Nam (www3.tuoitre.com.vn/TuHaoVietNam).

Đặc biệt, mỗi sáng thứ hai hằng tuần, đúng 7g30, Tự Hào Việt Nam sẽ có một sự kiện độc đáo: hình ảnh lễ thượng cờ thiêng liêng tại Ba Đình (Hà Nội) với tiếng nhạc quốc ca hào hùng tự động xuất hiện khi bạn mở chuyên trang.

* Nguyễn Ngọc Anh (HS lớp 10, Trường THPT Gia Định, TP.HCM): Mình thật nhỏ bé

Mình bắt đầu có cảm xúc thật sự khi chào cờ vào một ngày cuối năm học lớp 5 - khi tụi mình chuẩn bị thi tốt nghiệp tiểu học. Bữa đó mình thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay cao thật cao, còn mình thì thật nhỏ bé.

Lúc đó mình đã nhủ thầm sẽ phải cố gắng vươn lên trong cuộc sống giống như ba mẹ, anh chị mình vậy.

Sau này lớn lên, cứ mỗi lần chào cờ, đứng dưới lá cờ Tổ quốc và cất tiếng hát bài quốc ca mình luôn tự nhắc nhở rằng mình là người VN - phải có trách nhiệm với Tổ quốc và phải biết rằng đất nước mình vẫn còn lạc hậu rất nhiều so với các nước trên thế giới.

* Ông Hồ Huy (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Mai Linh): Mọi thứ trở nên rực rỡ

Năm ấy tôi 20 tuổi. Trong mắt tôi, mọi thứ đều trở nên rực rỡ khi tôi đứng dưới cờ Tổ quốc trong ngày đầu tiên đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất, ngày 1-5-1975. Địa điểm chào cờ chỉ là một khoảnh sân ở xã Bình Trưng, Thủ Đức, Gia Định - cũng là nơi chúng tôi đóng quân.

Cảm giác ấy không thể dùng lời nào tả được. Những người lính giải phóng quân chúng tôi đã trải qua những ngày tháng ác liệt, xả thân để bảo vệ đất nước, nay khát vọng hòa bình đạt được, nhìn thấy cờ Tổ quốc tự do tung bay trên bầu trời, còn gì hạnh phúc, thiêng liêng hơn!

Công ty chúng tôi cũng đang trong quá trình hoàn tất các qui định để sớm đưa việc tổ chức lễ chào cờ vào đầu tuần trở thành hiện thực. Tôi tin điều này không chỉ giúp nâng cao ý thức công dân đối với đất nước mà còn tạo sự gắn kết tập thể trong mỗi tổ chức.

cOuHk6wx.jpgPhóng to
Thượng tá Bùi Anh Tuấn: Ngàn người chạm tay, tiếng hát dạt dào

Hình ảnh một lá cờ đỏ sao vàng rộng 600m2 hoành tráng đã tung bay đầy ấn tượng và kiêu hãnh trên khán đài SVĐ Mỹ Đình, Thống Nhất từ hai năm nay, đi cùng đội tuyển sang Bacolod (Philippines) năm trước hẳn còn in đậm trong tâm trí những người hâm mộ VN. Một trong những người đã vận động may cờ và mang hình ảnh nó đi xa là thượng tá Bùi Anh Tuấn, hiện công tác tại Bệnh viện 175, bồi hồi nhớ lại:

- Trận khai mạc LG Cup 2004, chúng tôi quyết định mang lá cờ ra sân cổ vũ đội tuyển. Ban đầu thành lập ban quản lý cờ ở cả ba miền, rồi đội xung kích cờ, may cả đồng phục...

Để xin phép được mang lá đại kỳ vào sân Thống Nhất, tôi “đánh” cả bộ quân phục sĩ quan quân đội đến gặp ban tổ chức sân cho thêm tính thuyết phục công việc. Mang thử ra sân, kéo sượt qua biển quảng cáo, bị rách, ban tổ chức và nhà tài trợ còn ủng hộ bằng cách hạ một số biển quảng cáo trên cao xuống.

Và khi lá cờ được căng ra như sóng đỏ trên khán đài, hàng ngàn người chạm tay vào nó, một tình cảm thật đặc biệt trào lên trong mỗi chúng tôi. Chưa khi nào chúng tôi hát quốc ca thấy dạt dào như hôm ấy.

* Một lá quốc kỳ lớn như thế, chắc hẳn việc bảo quản và vận chuyển cũng chẳng dễ dàng gì?

- Thú thật là rất khó khăn, vì nó to và nặng. Nhưng dường như không ai quan tâm đến chuyện ấy. Cũng chẳng quản những trận mưa khiến cờ sũng nước nặng chừng... 2 tấn.

Mang sang Philippines, danh hài Bảo Quốc và nhạc sĩ Quang Vinh (tác giả bài hát SEA Games 2003) đã say sưa căng cờ và hát với hàng trăm CĐV trước cửa khách sạn đội tuyển đóng quân. Chúng tôi muốn cho các tuyển thủ thấy được Tổ quốc thiêng liêng đến thế nào.

HOÀNG HỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên