30/06/2009 11:20 GMT+7

Chẳng lẽ cứ thử mãi sao!

LIM 
LIM 

TTO - Trong một dịp tham gia lớp học “Bảo vệ sự sống, chống phá thai”, tôi rất tâm đắc với câu nói của giảng viên “Chúng ta lên án tội phá thai chứ không lên án người mắc tội phá thai”. Tôi nghĩ từ “sống thử” cũng có thể hiểu tương tự.

Sống thử khi đủ sức tự chịu trách nhiệm! <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Khi xã hội càng hiện đại, người ta thường cho phép bản thân mình sống thoáng hơn, sống theo những gì mình cho là đúng và không ảnh hưởng đến ai. Bản thân là một người trẻ, tôi không đồng tình với trào lưu sống thử trong giới trẻ bây giờ nhưng cũng không áp đặt suy nghĩ cấm đoán người khác không được sống thử.

Dù dư luận xã hội là một rào cản, có khi còn phi lý kìm hãm khao khát sống theo ý mình của nhiều người, nhưng điều gì cũng có nguyên nhân. Nếu sống thử nhưng không đủ bản lĩnh và nhận thức, bạn trẻ thường dễ rơi vào lối sống buông thả và dễ dãi, xem sex là chuyện bình thường hay thích thì sống chung với nhau, không thì chia tay.

Xã hội đặt ra những quy định ràng buộc để con người sống với nhau hài hòa và có trật tự. Nếu trật tự đó đảo lộn một cách vô tội vạ, những giá trị đích thực cũng sẽ giảm dần ý nghĩa của nó. Thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó chúng ta đi chợ, thử hết món ăn này đến món ăn khác nhưng vẫn phân vân không biết nên chọn món nào để mua thì sẽ ra sao.

Quan hệ tình cảm được kết hợp hai yếu tố đan xen là tình yêu và sex. Có những người thử sex thấy được nhưng tình yêu thì không, có những người thử tình yêu được nhưng sex thì không. Người may mắn nhất là người tìm được sự đồng điệu của cả hai yếu tố, họ không thấy vấn đề gì vì biết không cứ nhất thiết buộc mình mắc kẹt giữa những quan điểm “có được phép như thế này hay như thế kia” mới là đúng chuẩn.

Tôi nghĩ vấn đề ở đây là chúng ta không nên đánh đồng nghiêng hết về một phía “một đúng, hai sai” cho một vấn đề, nhất là chuyện sống thử. Vấn đề nào cũng có hai mặt, cũng có những khuyết điểm và ưu điểm riêng. Nếu chọn cách sống cho mình, bạn nên cân nhắc giữa ưu và khuyết để quyết định đúng đắn. Có những người thử được nhưng chưa chắc đã chọn đi theo mãi những gì mình đã thử qua, nếu chẳng may họ luôn luôn muốn thử thì sao (!?).

Đó là chưa kể những hệ lụy không nhỏ trong quá trình thử mà chúng ta để lại: một vết thương trong tâm hồn hay ám ảnh cảm giác “phải chăng tình yêu chỉ là sự thỏa mãn hòa hợp về thể xác”, những đứa con vô tội ngoài kế hoạch phải điều hòa...

Tôi không muốn đề cập đến những thiệt thòi về chữ trinh của người con gái vì tôi thấy nếu cứ bám vào đó để bàn luận, sớm muộn gì ta cũng lạc đề sang chuyện phân biệt và bất bình đẳng giới. Đã sống thử thì phải quên khoảng cách đó mà tập trung vào việc người sống thử bị ảnh hưởng tốt hay xấu hoặc đến mức độ nào. Câu trả lời còn tùy vào mỗi người.

Riêng tôi, dù có thể bạn bảo tôi trẻ nhưng cổ hủ, tôi vẫn thích những gì danh chính ngôn thuận hay hợp thức hóa hơn. Bản thân tôi không được quyết đoán và cũng là dạng người hay phân vân nên tôi không muốn sau này giả dụ như mình sống thử nhưng không thành, khi bước ra ngoài thế giới tôi phải gặp những người mà tôi đã từng quan hệ. Cảm giác lúc đó sẽ thật lộn xộn và rối ren…

Bạn nghĩ sao về những điều bạn Mắt biếc, cũng như ý kiến của các bạn đọc khác cùng chia sẻ? Phải chăng ranh giới của sự hài lòng bản thân với sự đau lòng ở mẹ cha là rất mong manh - một khi kết cục cuộc tình của những bạn trẻ đang sống thử không được như mong đợi? Và phải chăng tư tưởng cũ về hôn nhân đã lạc hậu?...

Hãy gửi email cho chúng tôi về tinhyeuloisong@tuoitre.net.vn hoặc tto@tuoitre.com.vn (vui lòng gõ font chữ có dấu tiếng Việt) để cùng bày tỏ những suy nghĩ của mình quanh chuyện "sống thử"...

LIM 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên