06/12/2011 03:03 GMT+7

Câu chuyện của Speed nhận được nhiều chia sẻ

K.B.
K.B.

TT - Hơn 400 bài dự thi, trong đó gần một nửa đã viết về cái chết của HLV đội Xứ Wales Gary Speed ở vòng 16. Hầu hết bài dự thi đã chia sẻ nỗi buồn với bóng đá Anh và gia đình của Speed. Tuy nhiên, có một số bài viết không đồng tình với hành động tự tử của cựu danh thủ bóng đá Xứ Wales.

TT - Hơn 400 bài dự thi, trong đó gần một nửa đã viết về cái chết của HLV đội Xứ Wales Gary Speed ở vòng 16. Hầu hết bài dự thi đã chia sẻ nỗi buồn với bóng đá Anh và gia đình của Speed. Tuy nhiên, có một số bài viết không đồng tình với hành động tự tử của cựu danh thủ bóng đá Xứ Wales.

Tuần này, ban tổ chức không nhận được nhiều bài viết hay. Có lẽ do vòng 14 Giải ngoại hạng Anh khép lại khá êm ả, không nhiều kịch tính khi các đội bóng mạnh như Chelsea, Manchester United hay Arsenal đều giành chiến thắng. Ban tổ chức chờ đợi và khuyến khích bạn đọc lẩy những câu chuyện hay ngoài sân bóng, có thể qua đó rút ra được bài học có giá trị đối với thể thao và cuộc sống.

Dưới đây là danh sách bạn đọc trúng giải vòng 16:

Giải nhất: Chiếc áo thần tượng (Lê Đức Hùng), giải nhì: Sir Alex dũng cảm (Minh Phú), giải ba: Hãy mơ như thể ta bất tử... (Phan Nguyễn Khánh Đan).

Tám giải khuyến khích: Cái “tầm” và cái “tâm” của người lãnh đạo (Trần Bích Liên), Phần thưởng vô giá (Trần Tuấn Việt), Cơ hội và sự khẳng định của tuổi trẻ (Song Anh), Phiên bản lỗi (Bảo Minh), Trị bệnh mà không diệt mầm (Càng Long), Kiểm soát phát ngôn trên mạng xã hội (Phan Cường), Cầu tiến, bảo thủ và câu chuyện thành bại (Phạm Văn Thành), Đắc nhân tâm trong bóng đá Anh (Nguyễn Hoàng Thảo).

Ban tổ chức kính mời độc giả trúng giải các vòng 13, 14, 15 và 16 có mặt tại tòa soạn Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận TP.HCM) lúc 15g thứ năm 8-12 để nhận thưởng.

K.B.

Mỗi dịp cuối tuần khi xem Giải ngoại hạng Anh, nếu để ý trên khán đài chúng ta sẽ thấy những người hâm mộ mang những chiếc áo đấu có tên những ngôi sao như Lampard, Gerrard, Rooney lên mình. Đó có thể là một CĐV nhí, cũng có thể là một thanh niên hay trung niên...

Nghĩ chuyện này lại nhớ tới bóng đá VN khoảng hơn chục năm về trước, khi những cầu thủ như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Hoàng Bửu còn thi đấu, những chiếc áo đấu có ghi tên và số áo của các cầu thủ này cũng được mọi người sưu tầm, nhất là những CĐV nhí. Thế nhưng qua thời gian, những thế hệ cầu thủ này giải nghệ thì thói quen mang áo đấu thần tượng cũng đi vào dĩ vãng.

Thỉnh thoảng xem các trận đấu ở V-League vẫn thấy có những chiếc áo đấu được các CĐV khoác lên mình. Nhưng khổ nỗi các chiếc áo đấu ấy có in logo của các đội Manchester United, Chelsea, Arsenal... chứ không phải áo đấu của CLB hay những thần tượng của CLB mà họ đang cổ vũ.

Nghịch lý này cho thấy nền bóng đá VN qua thời gian đã mất đi rất nhiều thần tượng. Những tưởng thời Huỳnh Đức đi qua thì sẽ có những phiên bản 2.0 như Văn Quyến, Quốc Vượng thay thế. Ấy vậy những cách hành xử về đạo đức cũng như lối sống đã đẩy lùi cái danh thần tượng của họ. Các lứa cầu thủ hiện tại thì càng hiếm khi được mọi người nhắc đến, bởi đơn giản họ không có những tố chất của những thần tượng trước kia.

Ở Giải ngoại hạng Anh, dù thời điểm nào thì bóng dáng thần tượng luôn hiện hữu, dù rằng thế hệ cầu thủ hiện nay như Rooney, Lampard... không được bằng những Cantona, Roy Keane, Zola thời trước. Thế nhưng họ vẫn được các CĐV yêu mến và ủng hộ trong mọi lúc thi đấu.

Chiếc áo thần tượng xem ra dường như quá khổ với các cầu thủ VN hiện tại. Đôi khi nhìn CĐV VN không mang áo cổ vũ cầu thủ của nước nhà mà lại cổ vũ một cầu thủ từ trời âu chợt thấy chạnh lòng và nhớ về ngày xưa. Nhớ về ngày những thần tượng như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Việt Hoàng còn thi đấu...

LÊ ĐỨC HÙNG

K.B.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên