07/06/2007 04:02 GMT+7

Cắt đứt cáp quang: tại dân?

TRƯỜNG SANH
TRƯỜNG SANH

TT - “Cáp phế liệu” đã bị “khai thác” từ năm 1989, và người “khai thác” (cả dân lẫn công ty) đều xin phép và được cấp thẩm quyền cho phép!

(Ý kiến phản hồi sau bài “Đã có 1.500 tấn cáp bị cắt bán!”)

9dC4F8yx.jpgPhóng to
Cáp thu được do người dân cắt - Ảnh: Quốc Thanh

Khi đặt bút phê chuẩn để người dân “khai thác” cáp quang được cho là phế liệu, những người quản lý đã làm gì trước những thực tế xảy ra trên biển?

Dường như không có một động thái nào cho thấy việc theo dõi sát sao tiến trình “khai thác” của người dân. “Lợi bất cập hại” là câu nói cửa miệng của nhiều người khi cho rằng những đồng tiền trước mắt đã làm người dân mờ đi những thông tin của Nhà nước về hệ thống cáp quang, hay người dân thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của mạch máu thông tin?

Người dân vùng biển suốt ngày quần quật với công việc, đến một tờ báo đôi khi còn không có thời gian để đọc, lấy đâu ra thông tin mà hiểu về tầm quan trọng của cáp quang? Càng không thể trách người dân tại sao lại ngang nhiên đổ xô nhau “khai thác” rầm rộ trên biển, bởi đơn giản họ nghĩ rằng cáp phế liệu thì có quyền khai thác. Đúng là có cáp phế liệu thật, đó là tuyến trước năm 1975 nay không còn sử dụng nữa, nhưng trong quá trình “khai thác” người dân làm sao phân biệt đâu là tuyến cáp quang đang hoạt động, đâu là cáp phế liệu? Làm sao hình dung nổi những tổn thất trong ngành viễn thông nếu như toàn bộ những tuyến cáp quang bị mất liên lạc?

Tôi cho rằng có nhiều lý lẽ để giải thích việc người dân tự ý “khai thác” cáp quang, nhưng có lẽ câu trả lời đầy đủ nhất nằm ở khâu quản lý.

* Chỉ đến khi cả ngàn tấn cáp biển bị cắt bán phế liệu thì lúc đó các nhà chức trách mới ý thức và thấy được những tai hại to lớn cho mạng thông tin quốc gia! Tôi dám chắc rằng đến nay vẫn chưa có cơ quan nào đánh giá đầy đủ các thiệt hại về kinh tế đã xảy ra với việc cắt đứt cáp, chưa kể uy tín đã bị ảnh hưởng.

Việc khai thác bất hợp pháp đã xảy ra nhiều năm rồi, thậm chí từ năm 1989, ở nhiều địa điểm dọc các vùng duyên hải mà Bộ Bưu chính - viễn thông cũng không hay biết gì cả! Rất vô lý.

* Một lần nữa, trong vụ cắt đứt cáp trên biển, các cơ quan hữu trách lại hô hào và ra tay mạnh sau khi chuyện đã xảy ra rồi, “nước đến chân mới nhảy”. Tuyến cáp quang được xem là huyết mạch để kết nối thông tin giữa VN và thế giới bên ngoài, đặc biệt là trong thời buổi hiện nay, mọi công việc đều ít nhiều liên quan đến việc sử dụng Internet.

Ở đây vai trò của cơ quan chủ quản là rất quan trọng. Nhưng không biết bao lâu nay các cơ quan này xây dựng hệ thống cáp quang mà lại không kèm các hoạt động để nhằm bảo vệ hệ thống đó? Còn nhớ, khi xảy ra trận động đất ở vùng biển Đài Loan cách nay vài tháng, hệ thống cáp quang các nước trong khu vực (có cả VN) đã bị ảnh hưởng, tại sao các cơ quan chức năng VN lại không nghĩ đến việc bảo vệ hệ thống cáp quang trên biển?

Có đường dây cắt trộm, tiêu thụ cáp ngầmKiên Giang: 12 tàu “khai thác” cáp quang trên biểnVận động ngư dân bảo vệ cáp quang biểnVN có nguy cơ bị cô lập thông tin viễn thôngBảo đảm an toàn cáp quang biển: chỉ trông chờ ý thức công dân!Cáp quang bị cắt trộm: Việt Nam có nguy cơ bị cô lập thông tinVẫn tiếp diễn nạn cắt trộm tuyến cáp quang biểnBáo động nạn “khai thác” cáp biển!Các vụ cắt trộm cáp quang: Có thể sẽ xử lý hình sự11km cáp quang biển bị cắt trộm: Thiệt hại hàng triệu USD!Hơn 11 km cáp quang biển Cà Mau "mất tích"

TRƯỜNG SANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên