21/03/2010 16:30 GMT+7

Canh băi của người Raglai

LÊ ĐỨC QUANG (Nha Trang)
LÊ ĐỨC QUANG (Nha Trang)

AT - Hiện nay dân tộc Raglai có khoảng 100.000 người sống tập trung ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngày thường cũng như lễ hội, du khách nếu có dịp đến với dân tộc Raglai nên dùng thử món ăn dân dã truyền thống của họ: đó là món canh bùi, một món ăn gồm toàn thực vật.

cKn9i8YN.jpgPhóng to

Lá dao đất, rau rịa và nước bột gạo để nấu canh bùi

Chị Mấu Thị Hằng, một người Raglai, kể: Người con trong gia đình dân tộc RagLai ai cũng biết nấu món canh bùi. Món canh được làm bằng cây lá xung quanh núi rừng: gạo dẻo, rau rịa, củ gừng, muối và lá dao đất. Lá dao đất còn gọi là lá ngọt vì dùng thay cho bột ngọt ở miền xuôi. Lá dao đất chỉ mọc trên núi, chỗ sỏi đá khô cằn, không thể đem về nhà trồng được. Tuy chỉ gồm mấy món lá cây đơn giản như vậy, nhưng để nấu được nồi canh bùi ngon cách nấu rất công phu.

Đầu tiên là sáng sớm tinh sương phải vào rừng tìm hái lá dao đất, rau rịa, đem về nhà rửa sạch, bỏ trong nia, rồi lấy gạo dẻo ngâm nước nóng 20 phút. Tiếp theo, lấy gạo dẻo với lá dao trộn lại bỏ vô cối giã thật nhừ, thật nhuyễn rồi đổ ra thau, cho nước lạnh vào quậy đều, thau nước thành màu trắng đục của gạo và màu xanh xanh của lá cây. Nấu nồi nước sôi trên bếp, thái rau rịa thật nhỏ rồi đổ vào nồi. Đợi rau rịa vừa chín, trút thau nước gạo dẻo và lá dao đất vào, nhanh tay lấy đũa quậy đều. Cuối cùng lúc nồi canh gần chín, giã củ gừng lấy nước nêm vào cho thơm, cho thêm một ít muối vào. Thế là đã nấu xong nồi canh bùi thơm ngon.

Già làng Cao Sa Nhân bảo: "Đối với người dân tộc Raglai, vào những ngày lễ cúng, nhất là lễ cúng mừng lúa mới, không thể thiếu món canh bùi. Món canh bùi là món để cúng thần linh, ông bà, cầu cho mùa màng vụ sau được tươi tốt, bội thu".

Bà con dân tộc người Raglai vốn hiếu khách. Vừa rồi nhân dịp tôi lên Khánh Sơn chụp ảnh tư liệu lễ cúng mừng lúa mới, bà con mời tôi ở lại để ăn canh bùi. Tôi ngồi ở nhà sàn, người chồng đưa rượu cần mời, người vợ lo nấu canh bùi. Nồi canh vừa nấu xong, người vợ bưng lên múc ra tô mời khách. Tôi bưng tô canh, mùi của gạo, của rau rịa, của củ gừng hòa quyện vào nhau bốc hương thơm ngát. Tôi húp một miếng canh, ở đầu lưỡi có vị ngọt ngọt, bùi bùi, thơm thơm... rất ngon, thật khó diễn tả. (Phải chăng món canh ngọt ngọt, bùi bùi nên bà con gọi là canh bùi?).

Tôi đã về thành phố rồi nhưng sự hiếu khách của bà con người dân tộc Raglai cũng như món canh bùi mãi còn đọng lại trong tôi thật khó quên.

KRaFjkwb.jpgPhóng to

Áo Trắng số 5 (ra ngày 15/3/2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

LÊ ĐỨC QUANG (Nha Trang)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên