05/01/2011 21:05 GMT+7

Cần có nhiều tỷ phú sáng tạo, nhân văn

Th.s LÊ VĂN THÀNH(Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng Khoán – Chi Nhánh TP.HCM)
Th.s LÊ VĂN THÀNH(Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng Khoán – Chi Nhánh TP.HCM)

TTO - Như thông lệ, đầu năm mới là dịp để nhiều tờ báo đăng tải về hình ảnh và những con số thống kê về giá trị tài sản theo giá vốn hóa thị trường của những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Và cũng như những năm trước, theo thống kê năm 2010, ngôi vị tỷ phú chứng khoán tuy có thay đổi nhưng rốt cuộc vẫn là các "đại gia" bất động sản.

Cuối năm, xôn xao chuyện giàu nhất trên sàn

U0EsfJUv.jpgPhóng to
Cuối năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng - Thành viên Hội đồng quản trị của Vincom và Vinpearl - được tổng kết với tài sản trên sàn trị giá hơn 15.700 tỉ đồng, trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 - Ảnh minh họa

Tỷ phú bất động sản

Chúng ta cần phải có thêm và tuyên dương những doanh nghiệp mà sự phát triển và phồn thịnh của nó dựa trên sự lao động mang tính sáng tạo cao, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

(Th.s LÊ VĂN THÀNH)

Thật đáng mừng khi nền kinh tế thị trường Việt Nam đã sản sinh ra thế hệ doanh nhân - "chiến sĩ thời bình" đầy ý chí và nghị lực. Những đóng góp của các doanh nghiệp do các doanh nhân này lèo lái như Vincom, Hoàng Anh Gia Lai, Kinh Bắc, Tân Tạo, Phát Đạt… đối với nước nhà và địa phương, nơi đặt trụ sở hoạt động, là hết sức lớn lao và rất đáng ghi nhận.

Sự thành công của những doanh nhân này trong những năm đầu khi đất nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là một tấm gương sáng về tinh thần doanh nhân, ý chí vượt gian khó, khả năng làm việc linh hoạt và khả năng xây dựng quan hệ xã hội rộng rãi cho những bạn trẻ và tầng lớp doanh nhân trẻ noi theo.

Tuy nhiên, ngoảnh đi ngoảnh lại, những doanh nghiệp do những doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam này dẫn dắt chỉ hoạt động trong hai lĩnh vực bất động sản và khai thác tài nguyên, là hai ngành có được lợi nhuận siêu ngạch dựa vào lợi thế về đất đai và tài nguyên mà các nguồn lực này ngày càng đắt đỏ và khan hiếm.

Trong khi đó, chúng ta cần có thêm và tuyên dương những doanh nghiệp mà sự phát triển và phồn thịnh của nó dựa trên sự lao động mang tính sáng tạo cao, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một nền kinh tế nếu chỉ có tỷ phú bất động sản và khai thác tài nguyên thì e rằng sự phát triển của nó chưa đồng đều và việc làm giàu chỉ tập trung cơ hội lớn ở một số lĩnh vực.

Quỹ từ thiện của nhà giàu

Thế giới phương Tây đã sản sinh ra những tỷ phú hàng đầu thế giới như Bill Gates của Microsoft, Warrent Buffet của Berkshire Hathaway, Mark Zuckerberg của Facebook…, đó là những người mà thành công của họ dựa trên lao động mang tính sáng tạo cao, và bên cạnh đó ý thức đóng góp lại cho cộng đồng cũng là một đặc điểm mà các tỉ phú này làm cho mọi người mãi nhớ đến họ.

Vào tháng 6-2010, hai “siêu tỉ phú” Warrant Buffet và Bill Gates đã thành lập quĩ từ thiện mang tên The Giving Pledge (tạm dịch: Cam kết Cống hiến) và kêu gọi các tỉ phú trên toàn thế giới đóng góp một phần tài sản của mình vào các chương trình hoạt động của quỹ này.

Hiện đã có 57 tỉ phú tham gia vào quỹ này.

Riêng Buffet đóng góp 99% tài sản của mình và Bill Gates đóng góp khoảng 28 tỉ USD.

Trông người lại nghĩ đến ta. Trong những năm qua, các doanh nghiệp và doanh nhân hàng đầu Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp cho một số chương trình từ thiện - xã hội, xây nhà tình nghĩa, tình thương cho đồng bào nghèo... Tuy nhiên mức độ đóng góp chỉ dừng lại ở một chừng mực nhất định, chỉ tham gia chứ chưa chủ động, ít tạo ra hiện tượng hay một phong trào gây sự chú ý, có khả năng lôi kéo mạnh mẽ, sâu rộng đến cả tầng lớp doanh nhân và tác động sâu sắc đến toàn xã hội mà khi nhắc đến mọi người đều biết đó là sự góp sức của chính họ.

Cho đến khi nào các doanh nhân giàu nhất Việt Nam mới tự tin khởi xướng và cùng nhau thành lập một chương trình hay một quỹ từ thiện mang tên chính họ, do họ lập ra mà ở đó họ có những cam kết hỗ trợ lâu dài cho các chương trình có ý nghĩa xã hội thiết thực hoặc những chương trình chung tay vì cộng đồng, mang tính nhân văn?

Một quỹ từ thiện mang tên tỷ phú Việt Nam nào đó, tại sao không? Nếu có càng nâng cao hình ảnh ý nghĩa của các nhà giàu, chứ không chỉ như hiện nay người ta nhìn họ hầu hết theo cách nhìn giàu về tài sản.

9EIQLF9I.jpgPhóng to
Ông Phạm Nhật Vượng, cổ đông lớn thuộc Công ty Cổ phần Vincom (VIC), vừa thông báo về thay đổi tỷ lệ sở hữu tại công ty này.

Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Từ ngày 28-12-2010, ông Pham Nhật Vượng, cổ đông lớn của VIC, đã giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty này từ 42,05% xuống còn 41,31% vốn điều lệ.

Ông Phạm Nhật Vượng, thành viên HĐQT công ty, sở hữu 153.232.047 cổ phiếu trước khi công ty tăng vốn điều lệ và chiếm 42,05% vốn điều lệ. Tuy nhiên, do VIC tăng vốn điều lệ lên 3.709 tỷ đồng nhằm mục đích phục vụ cho việc chuyển đổi trái phiếu quốc tế sang cổ phần nên tỷ lệ sở hữu của ông Vượng giảm xuống còn 41,31%.

Ông Phạm Nhật Vượng hiện là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010. Tính theo giá đóng cửa ngày 31-12, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị thị trường đạt 15.776 tỷ đồng, tương đương 809 triệu USD. So với số tài sản cuối năm 2009 là 8.949 tỷ đồng thì tài sản của ông Vượng đã tăng tới 76%.

Được biết, Đại hội cổ đông VIC đã phê chuẩn việc phát hành thêm tối đa 93 triệu cổ phiếu với tổng giá trị của đợt phát hành tối đa đạt 8.788,5 tỷ đồng (tương đương 450,7 triệu USD) để chào bán và niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Th.s LÊ VĂN THÀNH(Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng Khoán – Chi Nhánh TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên