![]() |
Nhiều tiểu thương thường thuê xe ba gác chở hàng về các chợ đầu mối. Tiểu thương lo lắng sắp tới giá vận chuyển sẽ tăng vì không còn loại xe này -Ảnh: C.Q. |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Trong khi đó các tài xế cũng cho biết: "Không biết chuyển sang làm gì”.
Trao đổi với báo chí mới đây về việc cấm xe ba bánh, xe tự chế không đủ tiêu chuẩn lưu thông, thượng tá Đào Công Hải - trưởng Phòng CSGT Hà Nội - cho rằng do chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải nên rất khó xử lý.
Hà Nội đang có khoảng 2.000 xe tự chế. Tuy nhiên, những xe tự chế không đủ điều kiện lưu hành, không đăng ký sẽ bị xử phạt và thu hồi. Hiện Công an Hà Nội cũng đã vận động các chủ xe này chuyển đổi phương tiện, ký cam kết không lưu hành.
Ông Hải cũng đề nghị với xe tự chế làm phương tiện đi lại của thương binh, người khuyết tật thì cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để có hướng giải quyết, tạo điều kiện đi lại cho các đối tượng này.
Theo Sở GTCC Đà Nẵng, đối với các phương tiện xe ba, bốn bánh tự chế dành cho người khuyết tật, xe trộn bêtông "dã chiến"... đến nay vẫn chưa thể thống kê, quản lý hết. "Trách nhiệm thuộc về các cấp quận huyện. Tuy nhiên đến nay các địa phương này vẫn chưa lập danh sách thống kê và báo cáo", ông Trần Văn Thiện - phó trưởng Phòng quản lý phương tiện người lái Sở GTCC Đà Nẵng - cho biết.
Chủ tịch tỉnh, thành phố quyết định cụ thể Theo nghị quyết 32 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông từ ngày 1-1-2008, đình chỉ lưu hành xe tự chế ba bánh, bốn bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quĩ. Theo ý kiến chỉ đạo mới đây của Thủ tướng, môtô ba bánh, gắn máy ba bánh được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu theo qui định của pháp luật phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và đăng ký cấp biển số trước khi tham gia giao thông. Không cho phép đăng ký và lưu hành môtô ba bánh, xe gắn máy ba bánh để vận chuyển khách và hàng hóa trong nội thành, nội thị (trừ xe của quân đội, lực lượng công an và xe cơ giới dùng cho người khuyết tật). Đối với khu vực khác giao UBND các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố qui định cụ thể về thời gian, tuyến đường hoạt động đối với môtô ba bánh, xe gắn máy ba bánh dùng để vận chuyển khách và hàng hóa tại địa phương. Với xe cơ giới dùng cho người khuyết tật là phương tiện chuyên dùng, dùng riêng cho người khuyết tật, không sử dụng vào mục đích vận chuyển khách và hàng hóa. |
Trả lời Tuổi Trẻ về các chính sách hỗ trợ vốn vay cho các đối tượng trên, giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng - bà Lê Thị Hường - cho hay: hiện vẫn chưa lập một phương án cụ thể về việc hỗ trợ vốn vay cho các chủ xe công nông, chủ xe tự chế ba, bốn bánh khi họ có nhu cầu thay thế bằng các loại ôtô tải nhỏ, ôtô.
"Chúng tôi vừa nhận được văn bản của Sở GTCC gửi đề nghị tham mưu cho UBND TP các cơ chế, chính sách hỗ trợ nên chưa kịp tham mưu và triển khai" - bà Hường cho biết.
Được biết Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Đà Nẵng đang có chủ trương cho các chủ phương tiện xe công nông trên địa bàn được vay tối đa không quá 70% giá trị của chiếc xe dự định sẽ chuyển đổi trong thời hạn vay 2-3 năm tính từ ngày vay.
Đề nghị cho lưu hành ở những địa bàn đặc thù
Ông Lê Minh Ánh - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết Quảng Nam như mọi địa phương của cả nước sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: bắt đầu từ ngày 1-1-2008 sẽ nghiêm cấm tất cả mọi hoạt động của xe công nông.
Tuy nhiên theo tình hình thực tế của từng địa phương, đặc biệt với địa bàn miền núi, vùng đặc thù khi xe công nông là phương tiện hữu hiệu giúp bà con vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng (các phương tiện khác không đảm đương được) thì tỉnh sẽ có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho xe công nông hoạt động tại những địa bàn này.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm định thủy bộ Quảng Nam, toàn tỉnh có 647 xe công nông nhưng trên thực tế con số này phải trên 1.000 chiếc.
Cũng theo ông Ánh, khi đình chỉ hoạt động của xe công nông, UBND tỉnh đang tính toán hỗ trợ kinh phí để chuyển nghề cho những chủ phương tiện nói trên, mức hỗ trợ bao nhiêu tỉnh còn phải tính toán.
Chiều 25-12, trung tá Huỳnh Ngọc Phương, phó Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: phòng đang phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng phương án trình UBND tỉnh phê duyệt về việc phân luồng, tuyến giao thông hợp lý cho các phương tiện xe ba gác máy, công nông và xem xét cơ chế chính sách chuyển đổi ngành nghề cho lái xe.
Theo đó, có thể xem xét số phương tiện này lưu thông trên một số tuyến đường nông thôn, miền núi để phục vụ sản xuất nông nghiệp; số còn lại tỉnh xem xét bố trí kinh phí hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để giúp lực lượng lái xe ba gác máy và công nông chuyển đổi ngành nghề.
Dự kiến trong quí 1-2008, các phương tiện xe ba gác máy, công nông sẽ cấm lưu thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Theo ông Phương, toàn tỉnh hiện có trên 3.000 xe công nông, trong đó chỉ khoảng 800 xe được đăng ký, đăng kiểm, số còn lại hoạt động trôi nổi.
Cuộc sống, việc học hành sẽ khó khăn
Ông Hoàng Quí (ở tổ 25, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là chủ xe ba gác máy chuyên nghề chạy chở cá từ cảng cá Thuận Phước đến các chợ trong TP Đà Nẵng. Ông tâm sự: "Chiếc xe là tài sản, là cần câu cơm cho cả nhà bốn miệng ăn. Bây giờ Nhà nước cấm không cho chạy nữa thì không biết sinh nhai bằng cách gì!? Những người chạy xe ở cảng cá như tôi lo thất nghiệp, trong khi tất cả họ đều là những lao động chính trong nhà.
Chủ trương Nhà nước đã ban hành thì anh em chúng tôi phải thực hiện. Nhưng khi cấm thì phía TP cũng phải nghiên cứu, hỗ trợ giúp chúng tôi có điều kiện để chuyển đổi ngành nghề hoặc tạo điều kiện để chúng tôi được vay vốn tái đầu tư những loại xe gác kéo mà Nhà nước cho phép lưu hành để được theo nghề cũ. Chúng tôi cũng gửi đơn xin cứu xét đi khắp nơi rồi nhưng chưa thấy chỗ nào hồi âm cả”.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ đến chiều 25-12 tại các khu vực bến xe, chợ Đồng Xuân, đường Đê La Thành (Hà Nội) vẫn có nhiều xe ba bánh hoạt động. Nhưng các chủ xe đều lo lắng khi thời hạn "khai tử" phương tiện này đang cận kề.
Anh Triệu Quang Thành - quê Hà Tây - cho biết gần mười năm ra Hà Nội kiếm sống anh chỉ biết duy nhất một nghề chạy xe ba gác chở hàng thuê tại chợ Đồng Xuân. Nếu cắt mất nguồn thu từ nghề này cuộc sống gia đình và việc học hành của các con dưới quê sẽ gặp rất nhiều khó khăn. "Tôi cũng đã nghĩ đến việc chuyển nghề, nhưng phương án khả quan nhất là chuyển qua bốc vác để lo cái ăn trước mắt rồi tính tiếp" - anh Thành lo lắng.
Cùng cảnh "cõng hàng thuê”, anh Nguyễn Văn Đức rầu rĩ vì không biết phải làm thế nào để thu hồi số vốn hơn 8 triệu đồng sắm xe hồi đầu năm. "Hai ba ngày nữa nó sẽ trở thành đống sắt vụn, bán chẳng có người mua" - anh Đức cho biết.
Những người kinh doanh khi được hỏi cũng tỏ ra lo lắng vì tới đây số tiền thuê chuyên chở sẽ tiếp tục đội giá.
Xe lôi máy, xe ba gác vẫn còn hoạt động
Mặt khác, do nhu cầu vận chuyển các loại hàng hóa, vật tư, nông sản khá lớn, trong khi lượng xe tải hiện có ở các địa phương chưa đủ đáp ứng và chi phí vận chuyển tăng cao nên người dân vẫn ưu tiên chọn xe lôi máy, xe ba gác vốn cơ động, phù hợp điều kiện cầu đường nông thôn và cước phí rẻ hơn nhiều lần. Nhiều tuyến giao thông nông thôn xuống cấp, có tải trọng cầu đường thấp, cấm xe tải lưu thông thì lựa chọn các phương tiện này vẫn là ưu tiên số 1. Đó là chưa kể cấm xe ba gác, trong khi xe tải không đủ đáp ứng, cước phí cao nên mỗi khi cần chuyên chở hàng hóa những chiếc xe gắn máy, xe lôi đạp cũng trở thành những chiếc... xe tải cơ động. Cụ thể xe gắn máy, xe đạp được móc thêm cái xe đẩy tay để chở được nhiều hơn. |
Dân nghèo rối bời, địa phương lúng túng! Chỉ nên hạn chế xe ba gác trên một số tuyến đường Khai tử xe ba bánh: Nên lùi thời hạn Nên xem lại thời điểm thực hiện Cấm xe ba gác lưu thông: 60.000 gia đình sẽ bị ảnh hưởng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận