13/05/2011 09:00 GMT+7

Cẩm nang thành công cho những người lần đầu làm sếp

VŨ HUYỀN (Theo CareerBuilder)
VŨ HUYỀN (Theo CareerBuilder)

TTO - Vừa được thăng chức làm sếp, bạn rất vui mừng nhưng cũng có chút hồi hộp. Bạn lo lắng về việc khẳng định quyền lực của mình cũng như xây dựng niềm tin và sự kính trọng từ nhân viên.

YP4JJnmy.jpgPhóng to
Ảnh: todaysnewmanager.com
TTO - Vừa được thăng chức làm sếp, bạn rất vui mừng nhưng cũng có chút hồi hộp. Bạn lo lắng về việc khẳng định quyền lực của mình cũng như xây dựng niềm tin và sự kính trọng từ nhân viên.

Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn thích nghi và thành công trong vai trò mới:

Luôn cởi mở

Một sai lầm phổ biến sếp mới thường phạm phải là đơn phương hành động mà thiếu sự tham gia của nhân viên. Nhiều người muốn thể hiện uy quyền bằng cách đặt ra những thay đổi tức thì cho cả phòng.

Để tránh phải lỗi này, trước tiên, bạn nên tiếp nhận ý kiến từ nhân viên. Hãy hỏi họ về những khó khăn, trở ngại trong văn phòng và kiến nghị của họ. Từ đó, bạn sẽ đặt ra những điều chỉnh phù hợp, cả về cơ cấu tổ chức cũng như vai trò cụ thể của từng nhân viên.

Tìm hiểu về nhân viên

Xây dựng mối quan hệ bền vững với các thành viên trong nhóm là một trong những ưu tiên hàng đầu của sếp mới. Là người quản lý, bạn có vai trò quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của họ.

Trước khi gặp mặt trực tiếp từng nhân viên, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về họ. Hãy đánh giá hiệu quả làm việc trong thời gian gần đây, khám phá những kỹ năng mới mà họ muốn mở rộng. Từ đó, bạn có thể quyết định có nên tạo cơ hội để họ phát triển và làm thế nào để tận dụng tốt nhất năng lực, kinh nghiệm của nhân viên.

Gương mẫu

Mục tiêu ở vị trí mới là vừa thiết lập quyền lực vừa được cấp dưới kính trọng. Hành động của bạn sẽ quyết định cách nhìn nhận của nhân viên về bạn. Nếu lời nói của bạn không đi liền với hành động, chắc chắn bạn sẽ không đạt được sự tín nhiệm từ người khác. Là sếp, bạn nên gương mẫu.

Ví dụ, khi sắp đến hạn hoàn thành dự án và bạn yêu cầu nhân viên làm thêm giờ, trước tiên bạn hãy ở lại cơ quan muộn hơn. Hoặc hãy là người đại diện cho nhóm mình khi có mâu thuẫn với nhóm khác. Đồng thời giải quyết mâu thuẫn và bàn bạc trực tiếp với nhân viên trong nhóm về những khó khăn chung.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới cách cư xử với nhân viên, đơn giản bằng cách không ngắt lời nhân viên đang phát biểu trong cuộc họp hay không bỏ sót bất cứ nhân viên khi thông báo tin tức. Đó chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng sẽ khiến nhân viên cảm thấy họ cũng được tôn trọng.

Sẵn sàng đón nhận thách thức

Khi làm lãnh đạo, bạn phải sẵn sàng đón nhận thách thức từ nhân viên như khi họ không hoàn thành dự án đúng hạn hay bỏ họp. Tốt nhất, hãy đặt ra các quy định về cách bạn giải quyết những trường hợp như vậy ngay từ đầu. Hoặc nếu đó vốn là một nhân viên xuất sắc nay sa sút, hãy tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ họ.

Trong vai trò quản lý, bạn không nhất thiết phải quá cứng rắn. Đôi khi cũng cần sự linh động nhất định với nhân viên của mình. Hãy duy trì sự cởi mở, thiết lập các mục tiêu rõ ràng, khuyến khích nhân viên, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với họ, chắc chắn bạn sẽ thành công trong vị trí mới.

VŨ HUYỀN (Theo CareerBuilder)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên