Người bạn có sáng kiến lấy mùn cưa rắc vào cầm máu. Máu ngưng chảy thật. Bà con nông thôn ra đồng giẫm vào mảnh chai, bị liềm cắt đứt tay... liền ra bờ ruộng hái lá cỏ mực (nhọ nồi) bỏ luôn vào miệng nhai và rịt vào vết thương. Mấy giây sau là máu ngừng chảy.
![]() |
Ở nơi trồng nhiều sen, bà con lại có thói quen lấy ngó sen phơi khô, sao cháy đen, tán mịn để trong một cái lọ thủy tinh. Khi trong nhà có người bị đứt tay, đứt chân chảy máu, chỉ cần rắc chút bột đen ấy vào là cầm máu. Bà con vùng Đồng Tháp Mười lại dùng cỏ nến (trong dược liệu gọi là bồ hoàng). Họ hái hoa và lá bồ hoàng sao đen (bồ hoàng thán) rắc vào vết thương để cầm máu. Cư dân đô thị không làm thế.
Có bà mẹ thấy con khóc vội vã bỏ ngón tay con vô miệng mà mút máu. Người khác ôm con ra vòi nước rửa vết thương dưới dòng nước chảy, lau khô rồi xức cồn, thuốc đỏ vào. Nhà nào không có sẵn cồn, thuốc đỏ thì dùng một miếng bông đè lên chỗ máu chảy. Nếu bông cũng không có nốt thì họ vớ đại miếng vải buộc kín vết thương lại. Tất cả các biện pháp trên đều nhằm mục tiêu để máu ngừng chảy, và nếu ngừng chảy thì đó là thành công, là kinh nghiệm. Từ đó họ truyền “kinh nghiệm xương máu” ấy cho nhau. Thực ra khi mạch đứt, máu chảy thì cơ thể chúng ta đã có cơ chế bảo vệ riêng.
Thành mạch vùng đứt hơi co lại, cả hệ thống huyết mạch rúng động và kết thúc bằng sự tạo thành những sợi fibrin giam hãm các huyết cầu tạo ra một cái “nút” bít kín miệng vết thương. Khi bạn rịt bằng sợi thuốc lá, thuốc lào, nicotine của thuốc giống như tiếp sức cho mạch bị thương co thêm một chút. Mùn cưa giống như tác nhân “lạ” nhằm kích thích các tế bào máu và phản ứng cầm máu diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu những “món” ấy không sạch (kinh nhất là mùn cưa!) thì cùng lúc chúng ta đưa vào vết thương hở một mớ vi khuẩn. Thế là vài ngày sau, vết đứt bị sưng, đau, và chúng ta lại mua kháng sinh về tiêu diệt chúng. Cỏ mực, ngó sen, bồ hoàng, theo y văn cổ, là những vị thuốc cầm máu.
Cỏ mực là nhân tố kích thích phản xạ cầm máu tại chỗ đứt. Việc bôi cồn nghe ra có vẻ cẩn thận, nhưng lại ức chế phản ứng cầm máu, khiến máu chảy nhiều hơn. Bôi thuốc đỏ càng dở, bởi một chút thủy ngân theo máu chạy vào cơ thể lại gây độc. Nghe dễ mà hóa khó. Tốt nhất là rửa bằng nước sạch, đặt gạc vô trùng lên và băng kín lại. Nếu vết thương rộng, chảy máu nhiều thì cần đến cơ sở y tế để may lại vừa cầm máu vừa tránh sẹo xấu.
Tuổi Trẻ Cười số 402 (ra ngày 15-4-2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận