Phóng to |
Sách do Nhã Nam và NXB Văn Học ấn hành - Ảnh: A.Chi |
Xã hội kiến và/hay xã hội người vừa khác nhau, vừa giống nhau, tất cả đã đan xen lẫn lộn như thực tế tồn tại vẫn thế: tỉ tỉ con kiến với vài tỉ con người. Nhưng ai, kiến hay người, mới thật sự là chủ nhân của Trái đất? Chúng ta là Chúa của kiến hay là những sinh vật nguy hiểm đe dọa cuộc sống của chúng?
Sau tác phẩm Kiến giới thiệu đến người đọc về một nền văn minh đầy kinh ngạc của loài kiến, nhà văn người Pháp Bernard Werber lại tiếp tục dẫn dụ người đọc trả lời một câu hỏi mới: Liệu có phải đã đến Ngày của kiến? Cùng với câu hỏi ấy là nhiều câu hỏi triết học khác: Loài người chúng ta là ai, ở đâu trong vũ trụ này? Có thật đúng như trong mắt chú kiến 103 - nhân vật chính của truyện, loài người hiểu biết rất kém về thiên nhiên quanh mình, và cứ tưởng mình là động vật thông minh duy nhất?
Bẫy suy tưởng hay là những câu hỏi không ngừng về cách giải quyết vấn đề của cuộc đời, cuốn bách khoa toàn thư kiến thức tương đối và tuyệt đối hay là những lời giải đáp về vạn vật, chiếc máy thông dịch Ðá hoa thị hay là cuốn từ điển Pháp - kiến, các sáng tạo ấy của Bernard Werber được xem như những đường chỉ, những nút cài, những móc nối kết dính hành trình khám phá, chinh phục của kiến, của người, và kết dính cả sự thấu hiểu lẫn nhau của người, của kiến.
Ðọc Ngày của kiến, sẽ hiểu tại sao người ta nói rằng Bernard Werber đã sáng tạo ra một phong cách văn chương mới: tiểu thuyết khoa học viễn tưởng cùng truyện kể triết học, tại sao cuốn sách này được dịch thành nhiều thứ tiếng và được đưa vào chương trình giảng dạy ở Pháp về ngôn ngữ, triết học... thậm chí cả toán học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận