Phóng to |
Nhà hát Bến Thành (TPHCM) |
Hệ thống các công trình văn hoá - nghệ thuật luôn được coi là một giá trị tiêu biểu nhất của đô thị. Chúng thuộc loại các công trình vĩnh cửu, phải vượt qua các giới hạn thời gian sử dụng để sống cùng lịch sử đô thị.
Luôn luôn là "bộ mặt" của đô thị (trên bất cứ bản đồ thành phố nào dành cho du khách cũng không thể thiếu tên các công trình văn hoá), nhưng có thể nói chưa bao giờ quy mô, chất lượng của nó ở các thành phố lớn nước ta lại sa sút, chìm lấn, bị nuốt chửng trong các thành phố dày đặc nhà cửa như hiện nay.
Những công trình văn hoá (CTVH) thể hiện rất rõ đẳng cấp VH của một đô thị (ĐT). ở nhiều nước trên thế giới cũng như trong khu vực, những CT này đã làm "sang", làm đẹp cho các ĐT. Nhưng ở ta, tình trạng lại ngược lại. Vậy, đâu là nguyên nhân? Ai là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp? Để tìm câu trả lời, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với KTS Nguyễn Trực Luyện - Chủ tịch Hội KTS VN.
Các công trình văn hóa còn rất yếu và thiếu
* Ông nhận xét thế nào về bức tranh chung của các CT VH được xây dựng trong ĐT khoảng 20 năm trở lại đây?
Phóng to |
Nhà hát Tuổi Trẻ nằm kẹt trong một ngõ nhỏ trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) |
Có thể chia CTVH trong ĐT làm 3 hệ thống: di tích, tượng đài và các CT thiết chế VH (bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, trường đại học...). Hệ thống di tích có quá nhiều vấn đề nhức nhối, báo chí đã và đang nói rất nhiều nhưng ta tạm chưa bàn tới trong câu chuyện hôm nay.
Tượng đài là một loại hình có ngôn ngữ KT rất mạnh, có mối giao lưu trực tiếp tới người dân ĐT nhưng ngay ở những thành phố lớn ta cũng tỏ ra chưa quan tâm đúng mức và rất lúng túng trong vấn đề này. Còn các CT thiết chế VH, tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn.
Đối với những CT được xây dựng từ thời Pháp thuộc, ngoài một số rất hiếm cho đến giờ vẫn được bảo tồn tương đối tốt như Nhà hát Lớn Hà Nội, Thư viện Quốc gia, một số bảo tàng v.v..., còn thì hầu hết hoặc đã trở nên tàn tạ, hoặc bị chuyển chức năng sử dụng, được sửa mới nhưng thực chất là bị biến dạng từ đẹp thành xấu. Đơn cử, rất nhiều rạp chiếu phim cũ như Đặng Dung, Đại Đồng,... giờ đã bị "xoá sổ".
Còn phần lớn những CT mới xây, nếu so với những cái đã có thì vừa kém về chất lượng, vừa kém về thẩm mỹ KT.
Một loạt công trình văn hóa nằm "chui rúc" ở những vị trí thảm hại
* KT các CT VH trong ĐT là phải vừa tiêu biểu cho phong cách của từng thời kỳ, thời đại, lại vừa có giá trị vĩnh cửu. Có CT nào ta xây dựng hoặc nâng cấp trong 20 năm nay mà đáp ứng được đòi hỏi ấy không, thưa ông?
- Không. Một trong những CT được coi là điểm sinh hoạt VH nổi bật nhất của HN là Cung VH Lao động Hữu nghị Việt Xô. Đây là một CT ta được bạn tặng, nó có quy mô chỉ như một NVH cấp quận ở nước bạn, lại lấy thiết kế có sẵn rồi sửa đổi một chút, nhưng trông giữa quang cảnh chung vẫn thật là gượng ép.
Các CT như Cung VH Thể thao Thanh Niên, Nhà VH Thể thao Học sinh - Sinh viên... đều sớm bộc lộ những hạn chế về KT và mau xuống cấp. Một loạt các CTVH như Nhạc viện, Nhà hát Tuổi Trẻ… đều nằm "chui rúc" ở những vị trí hết sức thảm hại, bao lần nâng cấp cũng chẳng tới tầm. Có những CT đổ tiền của vào rất nhiều nhưng hiệu quả KT lại không đáp ứng được sự trông đợi. Như CT SVĐ Quốc gia Mỹ Đình chẳng hạn.
Nguyên nhân lớn nhất: Thiếu tầm nhìn vĩ mô
* Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?
- Trước hết là vấn đề quan niệm. Có thể nói ở ta, vấn đề VH còn chưa được coi trọng đúng mức, vẫn phải đứng sau, đi sau nhiều thứ khác. Sau nữa là cơ chế trong quản lý ĐT. Cái ta thiếu nhất không phải là không gian, tiền bạc, hay ý tưởng. Cái ta thiếu nhất là một tầm nhìn vĩ mô. Vì vậy nên cứ làm rồi sai, sai rồi sửa, sửa lại sai hoài. Động đến lĩnh vực gì cũng thấy lộn xộn, lúng túng.
Các CT KT - đặc biệt là tượng đài - phải được đặt trong một không gian thích hợp thì mới là một chỉnh thể nghệ thuật - VH, người xem mới tiếp nhận, cảm thụ được nó. Có thể nói, trong bản QH ĐT của ta chưa có chỗ cho tượng đài cũng như các CT VH, nên vị trí của chúng mới vừa thiếu, vừa lộn xộn, bất hợp lý như hiện nay. |
Việc xây tượng Bác Hồ ở Nghệ An, tượng Lý Công Uẩn, Cảm tử ở Hà Nội, hay tượng đài Chiến thắng ở TPHCM cũng trong tình trạng làm tượng tách rời QH tổ chức không gian.
Trên thế giới, khi có ý tưởng làm tượng đài, trước hết người KTS phải tính toán là với chủ đề ấy, tượng đài phải đặt ở đâu mới hợp lý. Có tổ chức không gian rồi, người ta mới bắt tay vào tìm hình thức cho tượng: kích thước bao nhiêu, dáng nằm hay đứng...
Nhiều người chịu trách nhiệm, nhưng chẳng là ai...
* Thưa ông, như cơ chế của ta hiện nay, ai là người phải trực tiếp trả lời những chất vấn về vấn đề này?
- Dường như rất nhiều, nhưng dường như không ai cả. KT ĐT của ta là một thứ KT không có tác giả. Theo thông lệ quốc tế từ trước tới nay, người KTS trưởng thành phố phải đóng vai trò nhạc trưởng, là linh hồn của KT ĐT, là người có thực quyền trong việc QH thành phố.
Người KTS trưởng phải đưa ra được ý tưởng QH thành phố một cách thuyết phục, và ý tưởng đó phải được thị trưởng dành cho những điều kiện khả thi. KTS trưởng thành phố phải là người không chỉ có tài chuyên môn mà còn phải có tầm VH, tầm nhìn vĩ mô của người quản lý, là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước xã hội về QH và KT của ĐT đó.
Nếu ví ĐT như một đất nước thu nhỏ, thì thị trưởng là tổng thống, KTS trưởng là Bộ trưởng Bộ XD cộng với Bộ trưởng Bộ VH. Nhưng cơ chế của ta hiện nay không đi theo thông lệ ấy, nên QH ĐT cũng "chẳng giống ai". Chừng nào tư duy quản lý của ta còn nặng về những thủ tục hành chính mà thiếu sự đề cao chuyên môn, chừng đó ĐT của chúng ta còn bị đặt trong mớ bòng bong không chỗ gỡ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận