Phóng to |
Các chiêu thức lừa đảo tài chính ghê tởm này đang hiện diện khá nhiều trên mạng với đủ loại biến thể khác nhau. Đợt bùng nổ các trang web lợi dụng lòng từ tâm để lừa đảo lần này tuy không nhiều như vụ 9-11 (vì có quá ít người Mỹ chết?) nhưng độ thâm hiểm (kỹ thuật cao) thì đã vượt trội hơn nhiều so với 4 năm trước đây.
Trung tâm cảnh báo tội phạm Internet tại Mỹ cũng đưa ra những cảnh báo tương tự, nhất là việc những thư điện tử lừa đảo với lời lẽ thống thiết kêu gọi trợ giúp hoặc hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sóng thần. Nhân dịp này một số trang web lừa đảo cũng tranh thủ “ném” virus và các thứ độc hại khác vào máy của các người dùng từ tâm ghé thăm.
Gregg Mastoras, phân tích gia gạo cội của Sophos cho biết:”Những hành động kiểu này đã tạo nên nỗi phẫn nộ và ghê tởm đặc biệt từ người dùng nhưng chẳng ai ngạc nhiên với những kiểu lừa đảo đó. Đây là một kiểu cách điển hình mà bọn chuyên tạo virus hay sử dụng để xâm nhập. Trong quá khứ đã có rất nhiều kẻ xấu đã sử dụng các sự kiện chấn động – khơi dậy sự tò mò dữ dội từ phía người xem để phục vụ cho các mục đích xấu xa của bọn chúng mà trận động đất – sóng thần này là một ví dụ”.
Trong các thông báo trên mạng của mình, FBI cũng cảnh báo mọi người về các kiểu địa chỉ web mà bọn lừa đảo thường sử dụng và khuyến cáo người dùng nên gõ trực tiếp địa chỉ trang web nào mà mình muốn vào, đừng nên nhấn vào các đường kết nối (link) có sẵn.
FBI cũng khuyến cáo người dùng phải hết sức cẩn thận với những email có đính kèm những file hình ảnh mô tả về thảm họa sóng thần. Chỉ cần mở những file này ra xem là người dùng có thể rước vào máy tính của mình đủ thứ độc hại như virus, sâu, phần mềm gián điệp v.v...
Chi tiết về các khuyến cáo bảo mật có thể tham khảo tại trang web của Trung tâm cảnh báo tội phạm Internet http://www.ic3.gov.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận