Thâm hụt ngân sách tại Bồ Đào Nha năm 2010 chiếm đến 8,6% GDP, cao hơn mục tiêu 7,3%. Dù vậy, giới chức trách khẳng định khoản thâm hụt này không ảnh hưởng mục tiêu hạ nợ công xuống 4,6% GDP trong năm 2011. Thế nhưng từ sau vụ thống kê nợ công thiếu trung thực của Hi Lạp bị phanh phui, con số mà các nước châu Âu đưa ra đều bị nghi ngờ là không hoàn toàn đáng tin cậy.
Ngân hàng Trung ương Ireland thông báo bốn trung tâm tài chính lớn của nước này cần khoảng 24 tỉ euro để bù đắp khoản thâm hụt do cho vay mua bất động sản quá nhiều. Tổng cộng, các ngân hàng nước này cần đến 70 tỉ euro cứu trợ.
Chỉ còn là vấn đề thời gian để sau Hi Lạp và Ireland, Bồ Đào Nha buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ của châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Châu Âu đã tăng ngân sách cứu trợ lên 440 tỉ euro, do đó liên minh này có thể dang tay cứu vớt Bồ Đào Nha qua cơn thắt ngặt.
Tuy nhiên, nhìn vào nước láng giềng Tây Ban Nha đang tự lực cánh sinh mà không có sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài, có vẻ như Bồ Đào Nha cũng đang tìm cách tự vẫy vùng trước khi xin trợ giúp.
Tại Ireland, thông báo của ngân hàng trung ương về tình trạng hết tiền của bốn trung tâm tài chính lớn nhất nước là một bằng chứng hiển nhiên cho thấy quy mô khủng hoảng nợ công đã giãn rộng ở đất nước này.
Trong nỗ lực giảm áp lực nợ công của Ireland, Ngân hàng Trung tâm châu Âu tuyên bố các ngân hàng có vấn đề có thể dùng trái phiếu chính phủ để thế chấp vay tiền từ ngân hàng trung tâm của Liên minh châu Âu mà không tính đến tỉ lệ lãi suất được xác định của các trái phiếu này. Với tuyên bố này, các ngân hàng sẽ dễ dàng vay tiền từ Liên minh châu Âu với lãi suất gốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận