07/03/2004 15:56 GMT+7

Bình thơ: Vô đề

YẾN LAN
YẾN LAN

TTO - Từ nhiều năm nay, nhà thơ Thanh Thảo - hội viên Hội Nhà văn VN - đã được công chúng biết đến qua tập thơ như Những người đi tới biển, Khối vuông Rubic, Từ một đến trăm... Đặc biệt hai tập Dấu chân qua trảng cỏ và trường ca Những ngọn sóng mặt trời đã được Hội Nhà văn VN trao Giải thưởng thơ trong những năm 1979, 1995. Tham gia với Thơ và Tuổi trẻ, anh đã chọn bài thơ Vô đề khá nổi tiếng của thi sĩ Yến Lan (2.3.1916- 5.10.1998). Lời bình của anh dung dị, hóm hỉnh nhưng đạt đến sự cảm nhận sâu sắc cần thiết để giúp ta hiểu bài thơ tứ tuyệt của Yến Lan (Nhà thơ Lê Minh Quốc)

VmZYuQ4o.jpgPhóng to
TTO - Từ nhiều năm nay, nhà thơ Thanh Thảo - hội viên Hội Nhà văn VN - đã được công chúng biết đến qua tập thơ như Những người đi tới biển, Khối vuông Rubic, Từ một đến trăm... Đặc biệt hai tập Dấu chân qua trảng cỏ và trường ca Những ngọn sóng mặt trời đã được Hội Nhà văn VN trao Giải thưởng thơ trong những năm 1979, 1995. Tham gia với Thơ và Tuổi trẻ, anh đã chọn bài thơ Vô đề khá nổi tiếng của thi sĩ Yến Lan (2.3.1916- 5.10.1998). Lời bình của anh dung dị, hóm hỉnh nhưng đạt đến sự cảm nhận sâu sắc cần thiết để giúp ta hiểu bài thơ tứ tuyệt của Yến Lan (Nhà thơ Lê Minh Quốc)

Vô đề

Nuối tiếc làm chi chiếc gậy tàTám mươi nào ngại phải đi xaGhé chân bên giậu anh hàng xómChẳng lẽ mình ta dắt lấy ta

Bốn câu ba vần và hai tám chữ, bài thơ Yến Lan cũng kiệm lời, cũng khiêm nhường như chính tác giả của nó. Người ta có thể bình bài thơ Vô đề này nhuốm phong vị Thiền, là bài thơ siêu thoát, là v.v... Nhưng tôi lại nghĩ khác. Bài thơ này rất đời, rất thật. Có điều cái “đời”, cái “thật” ấy không dễ dàng hiện ra ngoài mặt chữ.

Hình ảnh “chiếc gậy tà” có thể là chiếc gậy, lại có thể là một thói quen: thói quen dựa giẫm, thói quen phụ thuộc. Nhà thơ già của chúng ta, khi đã tám mươi rồi, bệnh yếu rồi, chợt thấy, vào chính lúc mình cần “chiếc gậy tà” nhất, lại chính là lúc mình có thể dứt khỏi nó.

“Tám mươi nào ngại phải đi xa”. Đi-xa đây có thể tính bằng mét hay cây số, nhưng cũng có thể tính bằng những tầng trời, những cõi khác. Trong “cuộc đi” ấy, có thể mọi chiếc gậy thần cũng trở nên không cần thiết nữa. Đúng vào cái lúc “Ghé chân bên giậu anh hàng xóm” ấy, tác giả chợt ngộ ra. Cái ngộ này đơn giản vô cùng, dễ dàng nhận ra vô cùng, nhưng không phải lúc nào và bất cứ ai cũng có thể nhận ra. Có người đi cả đời, biết bao lần “Ghé chân bên giậu anh hàng xóm”, nhưng để làm cái gì, nghĩ cái gì chứ đâu ngộ ra được điều này: Chẳng lẽ mình ta dắt lấy ta

“Thì đúng thế rồi đấy ạ!”- Ấy là tôi nói theo giọng của MC Long Vũ trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” của VTV 3. Thì tự ta dắt lấy ta, chứ sao. Nghĩa là không còn ai phải dắt mình nữa, mình chẳng còn phải lụy vào ai nữa, dù đó là “chiếc gậy tà”.

YẾN LAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên