Phóng to |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Đây là chứng bệnh có thể đeo đẳng suốt cả đời người. Nếu nhẹ nó sẽ khiến ngoại hình mất cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động. Trường hợp nặng, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị lép do xương sườn xẹp, dung tích phổi giảm gây hạn chế sức thở.
Có nhiều nguyên nhân gây ra gù lưng. Đó là do trẻ cao quá mức so với bạn cùng trang lứa dẫn đến mặc cảm nên cúi khom cho thấp, lâu ngày sinh ra gù; người lao động mang xách nặng lúc trẻ...
Hoặc do bẩm sinh; gù kết hợp với bệnh lý thần kinh cơ; gù sau chấn thương cột sống, u bướu cột sống, nhiễm trùng cột sống hoặc viêm khớp.
Triệu chứng: gù bẩm sinh có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ, tuy nhiên thường người phát hiện là gia đình thấy trẻ biến dạng gù lưng sau sinh và đưa đến bác sĩ nhi khoa. Biến dạng cột sống khi nhìn nghiêng, vai mất cân đối. Trẻ không cao thêm. Đau lưng. Nặng: biến dạng lồng ngực gây khó thở, hoặc ảnh hưởng đến chức năng thần kinh (yếu cơ, liệt...).
Điều trị: dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình. Có nhiều phương pháp điều trị. Nếu bệnh nhẹ tập vật lý trị liệu, mang áo nẹp... Nếu bệnh nặng thì phẫu thuật chỉnh hình rất phức tạp, tuổi càng lớn xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất nặng nề và phức tạp.
Phòng ngừa: việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi). Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận