Phóng to |
Ông Trương Thanh Phong - Ảnh: H.ĐĂNG |
- Gần đây có hiện tượng một số doanh nghiệp (DN) tranh nhau ký hợp đồng bán gạo với giá thấp, gây thiệt hại không chỉ cho nông dân mà cả DN cũng như quyền lợi quốc gia.
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ mức giá hơn 260 USD/tấn, loại gạo 5% tấm liên tục rớt giá và hiện được DN ký bán với giá chỉ 242-245 USD/tấn, trong khi giá thành của loại gạo này lên đến 248 USD/tấn. Hiệp hội rất bức xúc và đã khuyến cáo DN về nguy cơ lỗ “tan tác” như đã từng diễn ra vào tháng bảy năm ngoái. Nếu giá gạo trong nước thời gian tới tăng mạnh, chắc chắn các DN sẽ bị thua lỗ nặng.
* Nguyên nhân, theo ông, xuất phát từ đâu?
- Có một thực tế khách quan là cho đến thời điểm này thị trường gạo cao cấp của chúng ta đang gặp khó khăn và các thương nhân nước ngoài lợi dụng để ép giá. Thông thường mọi năm các DN VN đã có được những hợp đồng xuất khẩu gạo cấp cao với số lượng lớn đi Iran, Iraq và một số nước châu Phi.
Hiện nay số lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu dù lên tới 1,9 triệu tấn (chưa kể 300.000 tấn đã ký hợp đồng nhưng giao từ quí 3-2006) nhưng phần lớn là gạo cấp thấp (25% tấm) và trung bình (15% tấm). Trong khi vụ đông xuân tại ĐBSCL đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ cũng gây nhiều áp lực cho các DN kinh doanh xuất khẩu gạo.
* Đã nhiều năm xuất khẩu gạo chẳng lẽ các DN lại dễ dàng bị nước ngoài ép như thế?
Theo số liệu của VFA, trong tháng 7-2005, nhiều DN xuất khẩu gạo VN đã bị thua lỗ nặng ở một số thương vụ, ít thì 7-8 tỉ đồng, nhiều lên đến 10 tỉ cũng do ký hợp đồng bán gạo với giá thấp. Tính cả năm thì DN vẫn lãi nhưng lẽ ra mức lãi phải cao hơn nếu các DN không “đua nhau” bán gạo giá thấp. |
Để có tiền trang trải các chi phí sản xuất và kinh doanh, DN phải “xoay xở” bằng cách chấp nhận ký hợp đồng với giá thấp. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, dù bất cứ lý do gì các DN cũng không nên bán gạo giá thấp.
* Vậy phải giải quyết khó khăn này theo hướng nào, thưa ông?
- Vào mùa xuất khẩu gạo cao điểm, mỗi DN kinh doanh gạo phải có số vốn 200-300 tỉ đồng mới đủ quay vòng. Thế nhưng chẳng có DN nào có nhiều vốn như thế, phần lớn đều phải dựa vào ngân hàng. Trong khi đó lại xảy ra nghịch lý là lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng, chi phí làm gạo cũng tăng mạnh (do giá gạo tăng) dẫn đến nhu cầu vốn lớn hơn nhưng số tiền mà các ngân hàng cho vay lại giảm đi. Có DN trước đây được vay 150-200 tỉ đồng nhưng nay chỉ còn 40-50 tỉ đồng.
Để giải bài toán này, VFA đã kiến nghị ngân hàng cho DN vay vốn với tài sản thế chấp là gạo trong kho. Nếu các DN có thêm vốn để mua dự trữ khoảng 500.000 tấn gạo, thương nhân nước ngoài không thể nào ép giá DN, nông dân cũng không bị thiệt khi giá lúa giảm. Một giải pháp khác đó là những hộ nông dân nào chưa cần tiền thì nên giữ lúa, tránh đổ ra bán tạo sức ép giảm giá lúa.
* Nhưng có gì đảm bảo rằng giữ lúa là có lợi?
- Tôi cho rằng giá gạo thời gian tới sẽ tăng, thậm chí có thể tốt hơn mức giá năm rồi. Cơ sở để tôi đưa ra nhận định này là nguồn cung gạo trên thế giới năm nay sẽ giảm hơn năm ngoái, trong khi nhu cầu vẫn tăng. Cụ thể, năm nay Ấn Độ chỉ xuất khẩu 3 triệu tấn gạo, giảm hơn 2 triệu tấn so với năm 2005.
Tương tự, sản lượng gạo VN xuất khẩu trong năm nay cũng sẽ thấp hơn năm trước 200.000 tấn. Ngoài ra các nước như Thái Lan, Trung Quốc... cũng không tăng sản lượng gạo xuất khẩu. Trong khi đó, năm nay Indonesia đã bắt đầu nhập khẩu gạo trở lại, riêng thị trường này nhập của VN 250.000 tấn gạo (đã giao được 150.000 tấn).
Ngoài vấn đề cung cầu trên thị trường, chúng ta có thể thấy sự chênh lệch giá gạo giữa VN và Thái Lan hiện nay rất bất hợp lý. Cùng một chủng loại gạo 5% tấm nhưng giá gạo Thái Lan cao hơn gạo VN trên 60 USD/tấn, một mức chênh lệch không bình thường. Cũng xin nhấn mạnh rằng hiện nay chỉ có Thái Lan và VN mới có gạo 5% tấm cung cấp cho nhu cầu thị trường, do đó càng khẳng định loại gạo này không thể rớt giá.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận