Phóng to |
Hai du khách Canada đang thưởng thức và học làm bánh với bà Ba Vân (người chuyên làm bánh tét, bánh chưng nổi tiếng ở 18 thôn vườn trầu, Hóc Môn, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D. |
VN - cô gái ngủ dậy muộn
“Tôi đi từ Hà Nội đến Hạ Long, ghé qua Huế, Hội An rồi dừng lại ở TP.HCM. Tôi thích vùng đất này vì nếu đến Campuchia tôi chỉ biết viếng thăm đền Angkor Wat, trong khi mỗi vùng miền của VN đều có những điểm đến đặc sắc riêng.
Nhưng so với Thái Lan, Malaysia hay Singapore, du lịch VN giống như một cô gái ngủ dậy muộn nên rất cần phải bắt tay vào quảng bá thật sự” - ông Aramberri nhận xét.
Ông Aramberri cho rằng xây dựng thương hiệu quốc gia cần nhận được sự hợp sức từ nhiều cơ quan Chính phủ VN và khối doanh nghiệp tư nhân. Theo ông, trước hết Bộ Tài chính phải thấu hiểu tầm quan trọng của vấn đề để dành ra ngân sách hợp lý cho công tác quảng bá.
Bộ Ngoại giao cần hỗ trợ các chương trình tiếp thị ở những thị trường trọng điểm bằng cách đốc thúc sự tham gia của các đại sứ quán, lãnh sự quán và tham tán thương mại. Các chính quyền địa phương nơi có điểm tham quan du lịch phải ý thức được trách nhiệm gìn giữ cảnh quan và tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng để kéo dài thời gian lưu trú của khách và tăng số tiền chi tiêu của họ.
Ngoài ra, khối doanh nghiệp tư nhân trong ngành khách sạn, nhà hàng... với sự năng động và linh hoạt vốn có của họ chính là đối tác “nặng ký” nhất của Tổng cục Du lịch VN. "Tiếp thị điện tử chính là phương thức rẻ tiền mà hiệu quả nhất hiện nay.
Thế nhưng, vào website của Hanoitourist hay Saigontourist tôi thấy buồn làm sao! Chúng không được tổ chức tốt và dường như không có những điểm đến được giới thiệu ưu tiên.
Ở Mỹ, tôi chưa bao giờ thấy một chương trình quảng bá đúng nghĩa của Tổng cục Du lịch VN, thành ra khách Mỹ ít khi nghĩ đến việc đi du lịch VN vì thông tin họ có quá sơ sài. Trong khi vào website các nước châu Á khác thậm chí tôi còn tải về được các video clip về du lịch của họ để xem nữa kia” - ông Aramberri nhấn mạnh.
Biến du khách thành người tri kỷ
Giáo sư Aramberri đã có mặt tại TP.HCM cùng hai vị khách đến từ Pháp và Úc để cùng nói về đề tài: “Xây dựng thương hiệu quốc gia VN từ góc nhìn du lịch” trong một hội thảo do Trường cao đẳng Hoa Sen tổ chức. Theo bà Bùi Trân Phượng, “ba vị khách đều là những chuyên gia quốc tế về chiến lược phát triển du lịch và đều quan tâm đến VN như một điểm đến mới của du lịch quốc tế mà họ đang muốn góp phần tiếp thị”. |
Ông Dimanche phân tích: “Sẽ là sai lầm nếu bạn nghĩ chỉ cần có cảnh quan đẹp thì sẽ thu hút được du khách. Họ muốn thật sự là một phần của cuộc sống của người địa phương. Hãy tổ chức những sự kiện để du khách có thể tham gia nhằm để lại trong lòng họ những kỷ niệm khó quên về một điểm đến mới.
Bạn chỉ có thể kéo khách quay trở lại khi ý thức được tầm quan trọng của việc luôn luôn làm mới các sự kiện. Theo tôi, tết ta của VN cũng được xem là một sự kiện và cần nỗ lực thu hút khách trong dịp này”.
Bà Lorelle Champion của Học viện North Coast TAFE (Úc) cho rằng những trải nghiệm ở VN mà du khách nước ngoài rất thích là tự lái xe máy đi vòng vòng Đà Lạt thơ mộng, yên bình, ghé các gia đình địa phương, lưu trú tại nhà họ, viếng thăm các trường học và trại trẻ mồ côi.
Theo bà Champion, du khách phương Tây rất thích học cách chuẩn bị và nấu các bữa ăn VN, thậm chí thích lê la ở các quán ăn dọc đường theo thói quen của người địa phương hơn là ngồi trong các nhà hàng. Nói chung họ muốn tham gia những sinh hoạt mà trong đời sống thường nhật của họ không có.
Theo bà Bùi Trân Phượng (hiệu trưởng Trường CĐ Hoa Sen) trong lĩnh vực du lịch VN đang đi sau các nước về sự chuyên nghiệp không chỉ trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe... mà còn trong việc quản lý và bảo tồn các di sản.
Chính vì thiếu nhiều thứ, VN vẫn đang là thị trường “cảm ứng với giá”, tức du khách đang đổ đến VN đa số vì hấp lực “giá rẻ”. Bà Phượng nhận xét: “Tất nhiên, từ “cảm ứng với giá” đến “cảm ứng với thương hiệu” là cả một chặng đường dài.
Hiện nay, chúng ta đang đánh giá khách du lịch trên số lượng chứ chưa thật sự nhìn thẳng vào chất lượng tiêu xài và thời gian lưu trú của họ.
Vì vậy theo tôi, hướng về việc xây dựng, chính xác hơn là nâng cấp, tái tạo thương hiệu VN trong du lịch, chính là đón đầu nhu cầu du khách, biến họ từ người hiếu kỳ thành người tri kỷ, khách vãng lai thành bằng hữu lâu dài. Sự chuyển mình, nâng cấp như vậy không nhất thiết phải bắt đầu bằng đầu tư sức người, sức của mà phải bắt đầu bằng đổi mới tư duy”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận