17/09/2007 07:58 GMT+7

Bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên tất cả quốc lộ

L.A.Đ.
L.A.Đ.

TT (TP.HCM) - Liên quan đến việc xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, chiều 16-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Phạm Minh Tuấn - cục phó Cục Cảnh sát giao thông (phụ trách phía Nam) - khẳng định tất cả các tuyến quốc lộ (QL) thì mọi người ngồi trên môtô, xe gắn máy khi chạy qua đó đều phải đội mũ bảo hiểm.

lksGfgl3.jpgPhóng to
Trong khi trung úy Thái Văn Mỹ - đội CSGT số 5 thuộc Phòng CSGT đường bộ (Công an TP.HCM) - lập biên bản xử phạt người đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm thì nhiều người khác tắt máy xe đẩy bộ qua trạm! (ảnh chụp trên quốc lộ 22 đoạn Q.12, TP.HCM chiều 16-9) Ảnh: N.C.T.
TT (TP.HCM) - Liên quan đến việc xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, chiều 16-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Phạm Minh Tuấn - cục phó Cục Cảnh sát giao thông (phụ trách phía Nam) - khẳng định tất cả các tuyến quốc lộ (QL) thì mọi người ngồi trên môtô, xe gắn máy khi chạy qua đó đều phải đội mũ bảo hiểm.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Cảnh sát giao thông (CSGT) không phân biệt QL có biển báo hay không biển báo “đoạn đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm” và cũng không phân biệt QL ở ngoại thành hay QL chạy qua nội thành, nội thị; ai không chấp hành đều bị xử phạt như nhau.

Trung tá Ngô Minh Châu, phó giám đốc Công an TP.HCM, cũng khẳng định tại TP.HCM hễ chạy xe trên QL thì phải đội mũ bảo hiểm. Theo trung tá Châu, qua theo dõi, số người tự giác chấp hành qui định này đã tăng đáng kể, tuy nhiên chưa thể đạt 100% nên CSGT phải tăng cường tuần tra, xử phạt bên cạnh việc tuyên truyền vận động.

Theo luật sư Phan Đăng Thanh, cả nghị quyết và nghị định của Chính phủ đều do Chính phủ ban hành nên có giá trị như nhau, nếu ban hành sau, nghị quyết có thể phủ định các qui định của nghị định ban hành trước đó nếu cùng nội dung, cùng lĩnh vực. Do vậy, trong xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông lần này, CSGT căn cứ nghị quyết 32 của Chính phủ là có cơ sở.

Riêng việc mở rộng đối tượng học lại Luật giao thông của TP.HCM - theo luật sư Phan Đăng Thanh - về mục đích, ý nghĩa thì tốt nhưng về tính hợp pháp cần phải xem lại. Thực tế thời gian qua TP.HCM cũng căn cứ vào nghị quyết của Bộ Chính trị để ban hành nhiều văn bản xử phạt vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên khi xem xét lại thì không có cơ sở.

Bên cạnh chuyện mũ bảo hiểm, hiện nay CSGT còn kiểm tra, xử phạt và giam xe 90 ngày đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép điều khiển môtô, xe máy. Nhiều người dân cho rằng hình thức xử phạt này không có trong luật, nghị định, vậy việc áp dụng “theo nghị quyết” có đúng các qui định của pháp luật?

Trung tá Ngô Minh Châu giải thích Chính phủ ban hành nghị quyết 32 đưa ra những giải pháp trước mắt nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn chết người. Đó là một trong những căn cứ để các ngành, các cấp áp dụng ngay nghị quyết trong thực tế. Còn về lâu dài, căn cứ để xử phạt là nghị định, vừa qua là nghị định 152, còn tới đây là nghị định 146 vừa được Chính phủ ban hành.

Về việc bắt buộc học và kiểm tra lại Luật giao thông, theo nghị quyết 32 chỉ áp dụng cho những ai phạm lỗi đến mức bị tạm giữ giấy phép lái xe 60 ngày, trong khi đó TP.HCM lại mở rộng đối tượng. Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông nếu vi phạm một trong các lỗi sau đây đều phải học và chịu kiểm tra lại Luật giao thông: lưu thông không đúng phần đường, điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đổi hướng, tránh, vượt không đúng qui định; lưu thông đường cấm, đi ngược chiều; điều khiển xe không nhường quyền ưu tiên; người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn từ 30 ngày trở lên.

Giải thích sự khác biệt này, trung tá Ngô Minh Châu nói TP.HCM muốn việc học luật được chặt và sâu hơn, vì hiện nay có rất nhiều người chạy xe, có bằng lái nhưng không biết hoặc không nắm luật. Theo trung tá Châu, việc học như thế ngay trước mắt có thể gây tâm lý khó chịu cho nhiều người, nhưng về lâu dài là “vô cùng giá trị”.

Để áp dụng qui định này, Công an TP.HCM đã được UBND TP cho phép bằng văn bản 5108 ngày 9-8-2007. Trung tá Ngô Minh Châu cho biết theo nghị quyết của Bộ Chính trị, UBND TP được phép ban hành một số qui định cụ thể ở một số lĩnh vực áp dụng trên địa bàn TP. Việc ra qui định “học và kiểm tra Luật giao thông” nằm trong phạm vi thẩm quyền của UBND TP.

L.A.Đ.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên