20/07/2006 16:35 GMT+7

Bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Pác Bó: Cấp thiết nhưng phải thận trọng

Theo Văn hóa
Theo Văn hóa

Tại một cuộc hội thảo gần đây, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá cho rằng, "bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Pác Bó trong điều kiện bối cảnh chung của đất nước hiện nay là việc làm vô cùng cấp thiết, nhưng cũng phải hết sức thận trọng bởi mục tiêu bảo vệ tối đa các yếu tố nguyên gốc, tính chân thật lịch sử và bảo đảm giữ gìn môi trường cảnh quan thiên nhiên của di tích".

9UtdzEBZ.jpgPhóng to
Hang Pác Bó
Tại một cuộc hội thảo gần đây, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá cho rằng, "bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Pác Bó trong điều kiện bối cảnh chung của đất nước hiện nay là việc làm vô cùng cấp thiết, nhưng cũng phải hết sức thận trọng bởi mục tiêu bảo vệ tối đa các yếu tố nguyên gốc, tính chân thật lịch sử và bảo đảm giữ gìn môi trường cảnh quan thiên nhiên của di tích".

"Bảo tồn, tôn tạo khu di tích Pác Bó là việc làm vô cùng cấp thiết"

Từ những năm 1960 đến nay, khu di tích lịch sử Pác Bó đã được đầu tư xây dựng, cải tạo và bảo tồn, tôn tạo nhiều hạng mục, góp phần quan trọng tôn vinh giá trị di tích.

Tuy nhiên, do vốn đầu tư còn thấp, các dự án xây dựng mang tính nhỏ lẻ nên chưa phát huy được ý nghĩa và tầm quan trọng của di tích này. Vì thế, theo đơn vị lập báo cáo đầu tư, căn cứ hiện vật lịch sử, hiện trạng thực tế các điểm di tích, dự án bảo tồn lần này tập trung vào các điểm di tích gốc như khu vực đầu Hang Cốc Bó, khu vực Lán Khuổi Nặm, xóm Bó Bẩm và khu di tích Kim Đồng.

Ngoài ra sẽ đầu tư xây dựng mới một số công trình kiến trúc tại khu trung tâm như nhà trưng bày, nhà đón tiếp khách, xây dựng làng văn hóa - du lịch tại xóm Cốc Chủ và xóm Bó Đăng; đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất cho hoạt động dịch vụ du lịch, hạ tầng kỹ thuật toàn bộ khu di tích...

Đối với khu di tích gốc bao gồm toàn bộ phần ruộng, núi đá, suối nước bắt đầu từ xóm Bó Bẩm cho đến mốc 108 thì phục dựng hiện vật, không gian nhằm tái tạo lại khung cảnh, đời sống hiện thực của thời điểm lịch sử năm 1941, bảo đảm tính chân thực lịch sử.

Đường đi bộ trong khu di tích gốc cần có kiểu dáng, vật liệu phù hợp với tự nhiên, kết hợp với việc bảo vệ rừng. Về các di tích gốc khác như Hang Cốc Bó, nhà ông Lý Quốc Súng, bàn đá, bếp nấu cơm, cây ổi, nơi Bác Hồ ngồi câu cá, tảng đá Bác ngồi làm thơ, khóm trúc... phải tôn trọng giá trị nguyên trạng của di tích, chỉ được phép tôn tạo, bảo tồn tránh ảnh hưởng đến yếu tố nguyên gốc ban đầu.

Dự kiến, dự án sẽ thực hiện từ năm 2006 đến 2012.

"Khu di tích gốc: Những hạng mục xây dựng không phù hợp phải dỡ bỏ"

Tham dự cuộc hội thảo khoa học "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Pác Bó", giới chuyên môn cho rằng, khu di tích gốc được giới hạn từ cầu làng Bó Bẩm cho tới hết khu vực đầu nguồn, mốc 108, khu vực Lán Khuổi Nặm.

Đây là khu vực cần phải giữ nguyên trạng tính nguyên gốc của di tích, cần được bảo tồn gia cố bền vững, không làm mới hiện đại di tích gốc.

Cũng theo giới chuyên môn, trong khu vực này có hạng mục được bảo vệ dưới dạng nguyên gốc, hạng mục sẽ được phục hồi, những hạng mục đã xây dựng nhưng không phù hợp thì phải dỡ bỏ.

Đề cập đến những hạng mục cụ thể, các chuyên gia đề nghị tái tạo lại con đường mòn Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đi lại từ khu vực đầu nguồn ra xóm Bó Bẩm thời kỳ 1941-1945, bảo tồn, khôi phục lại không gian kiến trúc, cảnh quan sinh thái nhân văn xóm Bó Bẩm trở thành một bộ phận cấu thành di tích, trong đó trọng tâm là nhà cụ Dương Văn Đình.

Các chuyên gia cũng yêu cầu trả lại nguyên dạng dòng suối Lê-nin vì hiện nay đang bị thu hẹp bởi bãi đỗ xe quá lớn. Làm lại nguyên trạng bãi sỏi xưa với dòng suối rộng và uốn lượn tự nhiên, không xây dựng hiện đại như hiện nay.

Và các con đường vào hang dọc theo triền núi cũng như đoạn đường đi ra ở hai bên dòng suối Lê-nin sẽ cải tạo lại bằng vật liệu thích hợp bảo đảm hài hoà với khung cảnh tự nhiên của khu vực hang Pác Bó.

Đóng góp ý kiến về Báo cáo đầu tư dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Pác Bó , Hội đồng khoa học bảo tồn di sản văn hóa của Bộ VH-TT cũng nhất trí cao chủ trương cần phải bảo tồn khu di tích Pác Bó, nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc như: Hạng mục nào chưa đủ cơ sở khoa học thì chưa phục hồi mà chỉ cắm bia biển giới thiệu; ưu tiên bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là yếu tố quan trọng của khu di tích.

Xem xét những hạng mục cụ thể, Hội đồng khoa học của Bộ lưu ý việc khôi phục hang Cốc Bó nên lấy theo mốc thời điểm lịch sử năm 1941 khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đây sau khi trở về nước.

Đối với nhà ông Lý Quốc Súng, tuy là nơi Bác Hồ ở và làm việc những ngày đầu về nước nhưng hiện nay chỉ còn nền nhà, hơn nữa việc phục dựng lại ngôi nhà đến nay không đủ cơ sở khoa học, vì vậy không khôi phục mà xây dựng bia biển giới thiệu.

Theo Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên