Vì sao người trẻ hờ hững với bảo tàng?Hờ hững với bảo tàng
Môt trong những giải pháp đó là đưa bạn trẻ đến với bảo tàng. Qua theo dõi, tôi nhận thấy phương án này đã được triển khai khá lâu và dàn đều trên khắp mọi tỉnh thành.
![]() |
Ở Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP.HCM) nhiều người nước ngoài đến tham quan nhưng lại vắng bóng bạn trẻ Việt Nam - Ảnh: Thanh Đạm |
Tuy nhiên, đến bây giờ kết quả đạt được lại khiến những cấp triển khai băn khoăn. Giới trẻ đã đến với bảo tàng với tâm thế hờ hững, ra về với kết quả số không. Không những vậy, càng làm mệt mỏi cho cả người quản lý bảo tàng lẫn người đến tham quan bảo tàng.
Và sự hờ hững đó cũng không giới hạn ở lớp trẻ, ngay cả thế hệ trung niên và cao tuổi, điểm đến trong những cuộc thăm viếng nghỉ ngơi của họ cũng không phải là bảo tàng. Trong khi đó, nhìn ra các nước phát triển, bảo tàng là nơi thường xuyên được thăm viếng trong các kỳ nghỉ ngắn của ngay chính những cư dân trong thành phố có bảo tàng hiện diện.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao người ta hờ hững với bảo tàng như vậy? Hãy xem lại cách trưng bày của bảo tàng của chúng ta hiện nay. Một khuôn viên bảo tàng chỉ chăm chú trong không gian đóng. Ở đó, ngoài những hiện vật “chết”, người tham quan không thu nhận thêm được thông tin gì ngoài việc đọc những hàng chú thích ngắn gọn được đặt dưới kệ hoặc gắn vào bục.
Mặt khác, đến với bảo tàng hiện nay, người tham quan cũng thường ít nhận được sự quan tâm của người quản lý và hướng dẫn của bảo tàng. Hầu hết những hoạt động diễn ra ở đó đều do người đến tham quan chủ động thực hiện, trong khi kiến thức về những hiện vật, những giá trị tinh thần ở đó đều rất mơ hồ. Kết quả là đến, xem, và ra về với vài hình ảnh đọng trong mắt, không đủ sức lưu trong tâm khảm.
Thành thử, điều gặt hái được từ những chuyến tham quan như vậy hoàn toàn là những con số rất nhỏ so với tham vọng của những nhà làm công tác bồi dưỡng tư tưởng đặt ra.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận