29/08/2010 06:21 GMT+7

Bản quyền truyền hình V-league: Ưu tiên bán cho kênh không thu tiền

KHƯƠNG XUÂN thực hiện
KHƯƠNG XUÂN thực hiện

TT - Trước thông tin Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG) đề nghị mua bản quyền truyền hình V-League trong vòng 20 năm, Tuổi Trẻ đã trao đổi với chủ tịch LĐBĐ VN (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ. Ông nói:

TT - Trước thông tin Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG) đề nghị mua bản quyền truyền hình V-League trong vòng 20 năm, Tuổi Trẻ đã trao đổi với chủ tịch LĐBĐ VN (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ. Ông nói:

- Vài năm gần đây đã có nhiều đối tác đặt vấn đề này với VFF và AVG là một trong số đó. Tuy họ ngỏ ý muốn mua từ mùa giải 2009 nhưng mọi việc mới chỉ bắt đầu, giữa VFF và AVG chưa có cuộc bàn thảo cụ thể nào về vấn đề này. Thường trực VFF xác định đây là một vấn đề rất quan trọng nên phải bàn bạc kỹ lưỡng. Nếu bán bản quyền V-League, chúng tôi phải đưa vấn đề này ra xin ý kiến thường trực, đưa ra tại hội nghị thường niên VFF vào cuối năm nay để xin ý kiến ban chấp hành. Nhanh nhất phải một năm nữa mới có kết quả chính thức về chuyện hợp tác giữa VFF và AVG.

* Yêu cầu của AVG khi đặt vấn đề mua bản quyền V-League là gì?

- Hiện nay, bản quyền V-League vẫn được VFF phân phối cho các đài truyền hình trong nước. Mỗi vòng đấu sẽ có bảy trận và đài nào chọn trận để tường thuật trước sẽ được ưu tiên chọn trận hay và giá cũng cao hơn. Trung bình giá từ 35-40 triệu đồng cho đài chọn trận đầu tiên và 30 triệu đồng cho đài chọn trận đấu thứ hai.

Với cách phân phối bản quyền truyền hình hiện nay, mỗi vòng đấu VFF chỉ thu về khoảng 70 triệu đồng (mỗi năm VFF thu không quá 3 tỉ đồng). Trong khi đó, AVG đặt vấn đề sẽ mua cả gói trong vòng 20 năm tới với mức giá khoảng 6 tỉ đồng/năm cho tiền bản quyền truyền hình và số trận tường thuật tối đa mỗi vòng có thể lên tới bảy trận.

* Quan điểm của VFF thế nào trước đề nghị của AVG?

- Quan điểm của VFF là rất muốn làm lợi cho bóng đá VN nhưng quan trọng hơn là quyền lợi của người hâm mộ VN. Trách nhiệm tổ chức các trận đấu là của VFF nhưng việc quảng bá lại là việc của các đài. Xét một cách hơn thiệt như thế này: Nếu bán bản quyền cho AVG, đơn vị này sẽ là đại diện cho VFF để phân phối lại bản quyền đến các đài truyền hình tại VN, quảng bá sâu rộng giải đấu cho người hâm mộ VN.

Điều này sẽ làm công tác bản quyền truyền hình chuyên nghiệp hơn. Ưu tiên hàng đầu của VFF khi tính đến phương án bán bản quyền V-League là nhà đại diện của VFF phải ưu tiên bán bản quyền cho những kênh quảng bá không thu tiền, sau đó mới đến các đài truyền hình trả tiền.

* Lợi nhuận của việc bán bản quyền V-League trong 20 năm sẽ được phân bổ ra sao, thưa ông?

- Về giá bán bản quyền V-League, sẽ không thể có một giá cố định trong 20 năm mà sẽ tăng lũy tiến, mỗi năm tăng lên một ít tùy vào chất lượng chuyên môn và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngoài việc trả tiền bản quyền truyền hình hằng năm cho VFF, mỗi năm VFF phải được thu tối thiểu 20% lợi nhuận quảng cáo trong các trận đấu của V-League mà các đài truyền hình phát sóng.

Việc này đơn vị được VFF bán bản quyền phải tự đàm phán và đi thu tiền về cho VFF. Tổng số tiền bản quyền truyền hình VFF thu được sẽ được chi cho các CLB một phần, phần khác để đầu tư cho bóng đá VN. Dù vậy, nếu VFF bán bản quyền cho AVG thì cũng chỉ là bán các gói 5, 10 năm... và điều này cần bàn thảo. Giá AVG bán lại cho các đài cũng sẽ được VFF giám sát chặt chẽ.

* Đặt vấn đề mua bản quyền V-League nhưng nếu AVG không có hạ tầng để phát sóng thì sao?

- Cho đến thời điểm này, AVG vẫn chưa công bố và VFF cũng không biết họ có sở hữu hạ tầng nào để có thể phát sóng V-League lên truyền hình hay không. Nếu AVG không có kênh phát sóng mà vẫn mua về để đấy hay bán cho đơn vị khác là vi phạm Luật cạnh tranh. Trong trường hợp này, chắc chắn VFF không thể bán bản quyền truyền hình cho họ.

KHƯƠNG XUÂN thực hiện

__________

Tin bài liên quan:

KHƯƠNG XUÂN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên