Phóng to |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Bản quyền nhạc trực tuyến: Thu khó, trả càng khóSẽ đến lúc không thể nghe nhạc… "chùa"
Sáu website là con số quá nhỏ so với thực tế các website nhạc online đang hoạt động. Thế nhưng trong buổi lễ, mọi phát biểu của các quan chức quản lý nhà nước và cả đối tác nước ngoài đều xem đó là một thắng lợi lớn trong tiến trình giải quyết vấn nạn tác quyền.
Cũng trong phát biểu của mình, RIAV và các nhà quản lý đã đặc biệt cảm ơn sự hợp tác của sáu website đầu tiên này bởi họ chính là những đơn vị tiên phong tại VN đáp lời kêu gọi của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) - tôn vinh các sáng tạo, tôn vinh quyền của người sáng tạo.
Căn bệnh trầm kha
Câu chuyện nhận thức và ý thức đã được ông Vũ Ngọc Hoan, cục phó Cục Bản quyền, nêu ra như một căn bệnh trầm kha của người Việt. Ai cũng biết việc trả phí tác quyền là đúng, cũng tương tự như không thể mua rau hay đổ xăng mà không trả tiền. Nhưng từ việc biết đúng đến làm đúng lại là cả một chặng đường dài mà sau nhiều lần đàm phán, thậm chí phải nhờ đến thanh tra Bộ VH-TT&DL, danh sách các đơn vị ký hợp đồng với RIAV vẫn chỉ mới dừng ở con số 6. Thói quen "xài chùa" đã hình thành và bám rễ trong mỗi người đến nỗi họ "công khai ăn cướp" (từ của ông Hoan sử dụng để chỉ sự trắng trợn của hành vi).
Phát biểu trong buổi lễ trao giấy phép, đại diện các đơn vị sử dụng bản ghi âm nhạc đều nhấn mạnh đến sự công bằng và hợp lý trong kinh doanh. Vì sự tôn trọng pháp luật cũng như quyền tác giả, quyền liên quan, người sử dụng đã chấp nhận chi tiền dù chưa hề tính phí nghe nhạc đối với người dùng cuối. Song để có một môi trường âm nhạc lành mạnh hơn và đúng luật hơn, có lẽ các bên liên quan sẽ còn phải ngồi lại với nhau thêm nhiều lần nữa trên tinh thần hợp tác thay vì bằng lòng với những thành quả đạt được ban đầu. |
"Chúng ta không phải không biết luật - ông Phạm Long Minh, chánh văn phòng RIAV, nói - Nhiều đơn vị khi chúng tôi đến làm việc đã viện ra nhiều lý do để tránh né nghĩa vụ chi trả tác quyền. Với những lý do như vậy, rõ ràng người ta biết luật nhưng vẫn vi phạm. Và nếu chúng tôi không có đủ lý lẽ để phản biện thì chắc chắn quyền lợi của các nhà sản xuất sẽ không thể bảo đảm được". Một điều đúng. Hiển nhiên đúng. Nhưng để làm lại quá đỗi khó khăn.
RIAV cần hỗ trợ nhiều hơn
Trong số hơn 46 hãng sản xuất băng đĩa, số đơn vị đã ký hợp đồng ủy thác với RIAV đến nay chỉ mới 26. Đây sẽ là một trở ngại không nhỏ khi RIAV truy thu phí tác quyền. Nhiều website âm nhạc lớn đã có những thỏa thuận riêng với từng hãng đĩa, tác giả và điều này hoàn toàn đúng luật. Thế nhưng trong báo cáo hoạt động, RIAV lại xem việc các đơn vị ký hợp đồng trực tiếp, không thông qua RIAV là "cố tình tạo ra sự mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ".
Ông Diệp Khắc Dân, đại diện trang nhac.vui.vn, lại băn khoăn về lời hứa hỗ trợ từ hiệp hội sau khi hợp đồng đã được ký kết. Ông nói: "Hiệp hội không dẹp được các trang web vi phạm tác quyền thì việc chúng tôi ký kết hợp đồng chỉ có ý nghĩa về mặt luật pháp và tinh thần chứ không hiệu quả về kinh doanh. Chúng tôi phải trả một khoản phí rất lớn, nhưng lại không có gì hơn các trang không trả phí thì chúng tôi sẽ kinh doanh sao đây?".
Qua tìm hiểu của Tuổi Trẻ, mỗi hợp đồng RIAV ký với các đơn vị sử dụng nhạc số có giá trị tối thiểu là 1 tỉ đồng/năm và RIAV sẽ giữ lại 20% số này, còn lại sẽ phân bổ về các hãng đĩa thành viên. Với số tiền phải chi như vậy, việc các website nhạc số mong muốn được RIAV hỗ trợ nhiều hơn, cụ thể hơn cũng là điều hợp lý.
Nhạc sĩ Trịnh Gia Kiệt lại có một băn khoăn khác. Theo anh, trừ một vài hãng đĩa hiện còn tổ chức sản xuất album, gần như các hãng đĩa ngày nay chỉ làm công việc gia công đĩa, phát hành. Việc RIAV phân bổ tác quyền bản ghi âm cho hãng đĩa là một sự bất công với nhà đầu tư thực tế. Việc hợp đồng giữa RIAV và các website nhạc online có hiệu lực kể từ ngày ký sẽ khiến các đơn vị khác cố tình trì hoãn thực hiện nghĩa vụ tác quyền vì càng chậm ký càng... tiết kiệm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận