22/11/2007 01:30 GMT+7

Bàn chân bẹt ở trẻ em

BS TÔ MINH CHÂU (Hội Y học thể thao TP.HCM)
BS TÔ MINH CHÂU (Hội Y học thể thao TP.HCM)

TT - Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường. Trong dân gian hay nói ai có bàn chân phẳng là "quí tướng", nhưng trong y học nó gây ra nhiều bất lợi cho hệ vận động.

3EoLmgND.jpgPhóng to
TT - Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường. Trong dân gian hay nói ai có bàn chân phẳng là "quí tướng", nhưng trong y học nó gây ra nhiều bất lợi cho hệ vận động.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Nguyên nhân do các dây chằng quá mềm dẻo, các khớp tạo nên đỉnh vòm bàn chân lỏng lẻo làm mất độ cong bình thường, hai bàn chân có khuynh hướng nghiêng ra ngoài và hai đầu gối bị quẹo trong chụm vào nhau. Chân bị lệch trục chịu lực nên các bé thường chậm biết đi, đi với dáng "lạch bạch như con vịt" lóng ngóng và rất dễ té.

Trẻ sơ sinh có bàn chân mũm mĩm và hầu hết lòng bàn chân bẹt. Vòm bàn chân hình thành vào khoảng 2-3 tuổi rồi hoàn chỉnh dần đến khi 10 tuổi. Có 50% trẻ 3 tuổi bị bàn chân bẹt, nhưng đến khi 6 tuổi chỉ còn 25% và giảm xuống dưới 20% ở người trưởng thành.

Các bé có bàn chân bẹt "mềm" thường không có triệu chứng gì ngoài dấu hiệu kể trên. Có thể nhận biết loại này bằng cách đặt bàn chân bé áp đất thì mất vòm cong nhưng khi nhón chân thì thấy vòm cong. Loại này không giới hạn tầm độ khớp cổ chân, bé có thể tham gia mọi hoạt động thể thao, thậm chí trở thành vận động viên về sau. Đa số khi lớn lên sẽ có vòm bàn chân như bình thường.

ZZGd0ckc.jpgPhóng to
Khoảng 10% bàn chân bẹt thuộc loại "cứng". Lòng bàn chân luôn phẳng ở mọi tư thế. Một số có gân gót co rút làm bàn chân khó bật lên, gây cản trở động tác bước chân đi và khi leo cầu thang. Các triệu chứng thường gặp là sưng đau bàn chân, dễ vọp bẻ bắp chân, dáng đi vụng về, khó đi giày và ngại tham gia các hoạt động chạy nhảy.

Với loại "mềm" thì hầu như không cần điều trị nhưng cũng nên tránh cho bé phải đứng lâu hoặc đi bộ quá nhiều. Trường hợp bé có các khớp quá mềm thì bác sĩ sẽ cho mang loại giày đặc biệt giúp giữ vững khớp cổ chân, sau một thời gian bé tập đi được cứng cáp thì có thể bỏ.

Nếu bé có bàn chân bẹt loại "cứng" cần được cha mẹ hướng dẫn bé cách làm ấm và kéo giãn gân gót. Nên dùng miếng lót đế giày hoặc giày có gót cao hơn mũi để tránh quá tải cho bàn chân. Các môn thể thao điền kinh hoàn toàn không thích hợp, nhưng sau này vẫn có thể tập bơi lội, thể hình hoặc các môn trí tuệ khác.

BS TÔ MINH CHÂU (Hội Y học thể thao TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên