Các bàn thắng: Nga: Pavlyuchenko (56'); Torbisky (113') và Arshavin 116; Hà Lan: van Nistelrooy 86' |
Arshavin, chìa khóa thành công của Nga
27 tuổi, với chiều cao khiêm tốn 1m73, Arshavin hiện đang chơi cho CLB vô địch EUFA Cup Zenit St Petersburg. Tại vòng bảng, Arshavin bị treo giò hai trận đầu tiên và khi trở lại, anh chính là niềm hứng khởi cho trận thắng 2-0 trước Thụy Điển, giúp Nga lấy vé vào tứ kết. Ở trận bán kết này, cũng chính Arshavin chuyền bóng thông minh cho Semak để anh này lật vào và Pavlyuchenko ghi bàn mở tỷ số. Bàn thắng thứ hai của Torbinsky đến từ nỗ lực đi bóng và tạt bóng của Arshavin và bàn thứ ba là tác phẩm của riêng chính anh trong lần thứ 36 khóac áo tuyển quốc gia. |
Một kết cục quá đỗi bất ngờ. Tiếc cho những ai đã không có dịp chứng kiến một trận đấu giàu kịch tính. Càng chơi, họ càng đẩy đối phương vào thế bế tắc. Nói cách khác, đội quân màu da cam ra sân với tinh thần thi đấu nặng nề, sợ sệt. Rất nhiều cầu thủ thi đấu như đeo cùm vào chân.
Không còn ai nhìn ra một Hà Lan kiêu hùng với những màn thêu hoa dệt gấm ở vòng đấu bảng. Họ không còn là chính mình khiến người xem có cảm giác rằng có một biến cố gì đó đã xãy ra trong nội bộ cơn lốc màu da cam trước trận tứ kết. Cơn lốc ngày nào, chỉ còn là cơn gió thoảng, cụ thể là ở hai hiệp phụ.
Càng trôi về cuối trận, Nga càng lúc càng thêm chặt chẽ, tự tin. Họ chạy như những con ngựa bất kham, đan bóng qua lại với nhau như làm xiếc khiến cho đối phương ngẩn ngơ đứng nhìn. Không chỉ vậy, những pha bật tường quen thuộc của Hà Lan được ông Hiddink nghiền ngẫm đến chân tơ kẻ tóc để rồi chỉ ra cho học trò đâu là cách thức để khóa đối phương. Trong cuộc đối đầu tay đôi này, lão tiền bối Guus Hiddink hơn kẻ hậu sinh Marco Van Basten hẳn một tầm đầu.
1- Lần đầu tiên, HLV Van Basten có tới ba sự thay đổi, nhưng tất cả đều không thành công. Ông rút hậu vệ cánh phải Bouhlarouz đang chơi khá tròn vai ra nghỉ, thay vào đó là Heitinga. Chỉ hai phút sau khi vào sân, nơi trấn giữ của Heitinga bị xuyên thủng khiến cho lưới của Van Der Sar rung lên. Kuyt quá ẻo lả, nhu nhược, thích đột phá cá nhân hơn là phối hợp cùng Nistelrooy.
Nhìn Kuyt thi đấu như vậy mới thấy tiếc cho Robben bị nhốt chặt nơi băng ghế kỹ thuật. Hơn một giờ xuất hiện để đối đầu cùng Nga, Afellay không hề cho thấy một chút dấu ấn nào, và cũng không có gì thật sự vượt trội Engelaar. Vậy thì tại sao lại có sự hoán chuyển. Sai lầm của Van Basten? Đúng thế.
2- Sau vòng bảng, Hà Lan ghi tới 9 bàn thắng và chỉ lọt lưới 1 bàn. Lần đầu tiên, đoàn quân màu da cam bị thủng lưới trước. Và họ đã bại trận với 3 bàn thua. Nếu trận đấu kéo dài hơn, lưới của Van Der Sar sẽ còn rách tơi tả. Anh không có lỗi trong trận thua này, nhưng hàng loạt đồng đội của anh chơi tệ hại, dưới sức mình thì họa là có thánh mới có thể mang lại chiến thắng cho cơn lốc màu da cam.
![]() |
![]() |
Arshavin ghi bàn mang về niềm vui cho tuyển Nga | và Nistelrooy với nỗi thất vọng khôn cùng |
3- Trong lịch sử các vòng chung kết World Cup hay Euro, đoàn quân màu da cam có tới năm trận thắng khi đá vào ngày 21-6 (trùng với ngày đá tứ kết cùng Nga). Cả năm trận đấu của ngày 21-6 ấy, họ đều không thua. Cụ thể như sau: thắng Đức 2-1 tại Euro 1988, thắng Pháp 3-2 tại Euro 2000, thắng Ý 2-1 tại World Cup 1978, hòa Ireland 1-1 tại World Cup 1990, hòa Achentina 0-0 tại World Cup 2006. Vận may của ngày 21-6 đã không song hành cùng thầy trò Van Basten tại Euro kỳ này! Lần đầu tiên, họ bại trận khi đá vào ngày 21-6.
![]() |
Niềm vui nổ trời của Roman Pavlyuchenko và các tuyển thủ Nga |
![]() |
![]() |
Sẽ còn rất lâu để Van Basten nuốt trôi nổi buồn... | ... mà người đồng hương Guus Hiddink gây ra |
4- Euro 1996 rồi 2004, Nga bị đánh bật khỏi cuộc chơi sau khi không vượt qua được vòng đấu bảng. Đây là Euro đầu tiên, Nga lọt vào đến trận bán kết! Sau trận thua te tua 1-4 trước Tây Ban Nha ở vòng đấu bảng, ai nói rằng thầy trò ông Hiddink sẽ lọt vào bán kết, người đó hẳn sẽ bị cho là tâm thần ngay lập tức. Giờ thì sự chê bai, dè bỉu phải nhường chỗ cho sự thán phục.
5- Cái tên Guus Hiddink lừng lẫy khắp năm châu bốn bễ. Hễ ông cầm quân ở đâu, nơi đấy sẽ nổi đình nổi đám. Nhưng, Hiddink chỉ mới nổi danh với World Cup khi dẫn dắt Hà Lan (1998), Hàn Quốc (2002) Úc (2006), chứ chưa từng vang danh tại đấu trường châu Âu. “Phù thủy” vẫn danh bất hư truyền khi lần đầu tiên làm nên chuyện lớn tại Euro.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận