01/06/2006 17:52 GMT+7

Bài giải thi tốt nghiệp THPT: Môn Lịch sử

ĐỖ THỊ THANH THỦY (Tổ trưởng tổ lịch sử, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM)
ĐỖ THỊ THANH THỦY (Tổ trưởng tổ lịch sử, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM)

TT - Đề I: A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)Câu 1 (4,0 điểm). Tóm tắt những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến đầu năm 1930. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì ?

Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đối phó với quân đội Tưởng Giới Thạch và tay sai từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công đến trước ngày 6-3-1946.

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định mốc thời gian (ngày, tháng, năm) tương ứng với những sự kiện lịch sử được trình bày trong bảng sau:

Thời gian Sự kiện

.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ

.

Kết thúc chiến dịch Việt Bắc

.

Mở đầu chiến dịch Biên giới

.

Kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)

Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Kể từ đó, phong trào đã diễn ra như thế nào ?

Đề II

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm). Trình bày nguyên nhân bùng nổ và diễn biến chính của phong trào cách mạng Việt Nam trong năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 2 (2,0 điểm). Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử và nội dung của bản Hiệp định sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp (ngày 6-3-1946).

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định mốc thời gian (ngày, tháng, năm) tương ứng với những sự kiện lịch sử trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ theo bảng sau:

Thời gian Sự kiện

.

Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)

.

Cuộc biểu tình của hai vạn tăng ni, Phật tử ở Huế

.

Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn

.

Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa)

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)

Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Kể từ đó, phong trào đã diễn ra như thế nào?

BÀI GIẢI

Đề I:

A. LỊCH SỬ VIÊT NAM:

Câu 1: Tóm tắt những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 đến đầu năm 1930. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái quốc đối với cách mạng Việt Nam:

Tóm tắt những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 đến 1930: cần nêu được các ý chính sau đây:

- Sơ lược tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc.

- Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1919.

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 đến 1930:

- 1919: gởi yêu sách đến Hội nghị Vecsai.

- 7-1920: đọc Luận cương của Lênin về DT và Thuộc địa - tin theo Lênin, đứng về QT3.

- 12-1920: ĐH Tua, tán thành QT3, tham gia sáng lập ĐCS Pháp - thành người CSVN đầu tiên, bước ngoặt trong hoạt động.

- 1921: lập Hội Liên hiệp các DT thuộc địa - tuyên truyền, tập hợp lực lượng.

- 1922: Ra báo Người cùng khổ: vạch trần CNĐQ, thức tỉnh tự Gphóng. Viết bài cho báo Nhân Đạo, ĐS công nhân, sách Bản án chế độ TD P - bí mật chuyển về VN.

- 1923: sang LX, dự Hội nghị QT nông dân, làm việc ở QTCS, viết bài cho báo Sự Thật, tạp chí Thư tín QT.

- 6-1924: dự và đọc tham luận tại ĐH QTCS lần 5

- 11-1924: về Quảng Châu - 6/1925: lập Hội VNCMTN.

- 7-1925: lập Hội liên hiệp các DT bị áp bức ở Á Đông.

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Aăi Quốc với CM Việt Nam:

+ Tìm đường cứu nước đúng đắn: kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

+ Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, làm Cách mạng tháng Tám thành công, tiến hành thắng lợi kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Câu 2: Trình bày chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đối phó với quân đội Tưởng Giới Thạch và tay sai từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến trước ngày 6-3-1946:

- Trình bày sơ qua về tình hình về đối ngoại của nước ta năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám: Tưởng, Anh muốn diệt CM: MBắc: 20 vạn Tưởng, MNam: hơn 1 vạn Anh - dung túng P trở lại XL.

- Chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch:

+ Với tay sai của Tưởng: Vạch trần âm mưu chia rẽ, phá hoại; trừng trị theo pháp luật, giải tán “ Đại Việt QGXH Đảng” và “ Đại Việt QDĐ”, cho an trí những người nguy hiểm, lập tòa án QSự.

+ Với Tưởng: ta tránh xung đột, ĐT C/Trị khôn khéo, nhượng cho Tưởng 1 số quyền lợi Ktế, cho Tưởng 70 ghế Q/hội, 4 ghế bộ trưởng, nhượng cho Tưởng 1 số quyền lợi Ktế, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền “quan kim” và “ quốc tệ”.

Chứng tỏ chủ trương sáng suốt, tài tình của Đảng ta: phân hóa kẻ thù, tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng đối phó lâu dài.

Câu 3: Xác định mốc thời gian (ngày, tháng năm) tương ứng với sự kiện lịch sử được trình bày trong bảng:

Thời gian Sự kiện
19-12-1946 Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ
19-12-1947 Kết thúc chiến dịch Việt Bắc
16-9-1950 Mở đầu chiến dịch Biên giới
7-5-1954 Kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:

Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phong trào đã diễn ra:

- Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mỹ latin: 1959, cách mạng Cuba thắng lợi, có tác dụng cổ vũ phong trào đấu tranh và mở ra thời kỳ bão táp cách mạng khắp Mỹ latin, chủ yếu bằng đấu tranh vũ trang…

- Sơ lược châu mỹ latin:

+ 1945-1959: Bùng nổ khắp Mỹ latinh, hình thức phong phú: Bãi công của công nhân (Chilê), nổi dậy của nông dân (Mêhico…) , khởi nghĩa vũ trang (Panama…), ĐT nghị viện (Vênêzuêla…).

+ 1959 - cuối 80: 1959, CM Cuba thắng - cổ vũ PTĐT, mở thời kỳ bão táp CM. Kết quả: các chính phủ DTDC lập, củng cố ĐL.

+ Cuối 80 - nay: Mỹ phản kích chống lại: can thiệp vũ trang, đàn áp CM (Panama). Dùng KT, CT, gây sức ép, lật đổ. Tìm mọi cách lật đổ CNXH ở Cuba.

- Nói sơ về tình hình hiện nay của châu Mỹ latin.

Đề II:

A. LỊCH SỬ VIÊT NAM:

Câu 1: Trình bày nguyên nhân bùng nổ và diễn biến chính của phong trào cách mạng Việt Nam trong năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng:

- Nguyên nhân bùng nổ: trình bày tình hình Việt Nam trong khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933:

+ Kinh tế: suy sụp, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới.

+ Xã hội: các tầng lớp nhân dân điêu đứng, kể cà tư sản dân tộc.

+ Chính trị: sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố… nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời, kịp thời lãnh đạo cách mạng.

- Diễn biến chính của PTCM Việt Nam trong năm1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng:

Sau khởi nghĩaYên Bái (9/2/1930), phong trào đấu tranh của quần chúng do Đảng Cộng sản lãnh đạo bùng lên khắp nước, nổi bật là công nhân và nông dân: bãi công của 3.000 CN Phú Riềng (2/1930), tháng 4 co ăbãi công của 4.000 CN ở: Nam Định, Hải Phòng, Bến Thủy, Nhà Bè, Dầu Tiếng, Ba Son…

Cùng thời gian này, PTĐT của nông dân ở nhiều địa phương: Thái Bình, Nam Hà, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Điểm mới: có nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng ở Hà Nội và nhiều nơi.

PT mạnh từ đầu 5/1930: 1/5/1930 ( Quốc tế lao động): lần đầu tiên, công nhân, nông dân và quần chúng lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng tỏ rõ sức mạnh với VS quốc tế.

Sau 1-5-1930: làn sóng tiếp tục cao: Pháp bối rối, tìm cách đối phó.

Câu 2: Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử và nội dung bản Hiệp định sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp (ngày 6-3-1946):

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Sau khi chiếm các đô thị ở Nam bộ và cực nam Trung Bộ, Pháp chuẩn bị ra Bắc. Nhưng với lực lượng hiện có, trong khi chưa bình định xong Nam Bộ, nếu đưa quân ra Bắc, chúng không thể đạt mục đích và sẽ vấp phải lực lượng kháng chiến lớn mạnh gấp bội. Hơn nữa sự có mặt của Tưởng ở Miền Bắc cũng là trở ngại cho Pháp. Buộc Pháp phải dùng thủ đoạn chính trị: điều đình với Tưởng để thay thế Tưởng chhiếm đóng Miền Bắc.

+ Trong khi đó, Tưởng và Mỹ thấy cần phải tập trung lực lượng đối phó với cách mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Vì thế, Tưởng và Pháp thỏa hiệp với nhau, kí kết bản hiệp ước Hoa - Pháp để trao đổi quyền lợi.

+ Hiệp ước Hoa - Pháp buộc ta phải chọn một trong hai con đường: hoặc là chống Pháp ngay khi chúng ra Bắc; hoặc chủ động đàm phán với Pháp, tạm hòa với chúng để gạt nhanh chóng Tưởng về nuớc và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng. Ta chọn giải pháp thứ hai.

- Nội dung bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946:

+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam DCCH là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+ Chính phủ Việt NAM thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay Tưởng, rút dần trong 5 năm.

+ Hai bên ngừng bắn ở Nam bộ, tạo không khí thuận lợi để đàm phán chính thức tại Pari.

Câu 3: Xác định mốc thời gian (ngày, tháng năm) tương ứng với những sự kiện lịch sử trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ được trình bày trong bảng:

Thời gian Sự kiện
2-1-1963 Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)
8-5-1963

Cuộc biểu tình của hai vạn tăng ni, Phật tử ở Huế

16-6-1963 Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn
2-12-1964 Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa)

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:

Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phong trào đã diễn ra như thế nào?

(Trả lời như đáp án phần lịch sử thế giới đề 1).

ĐỖ THỊ THANH THỦY (Tổ trưởng tổ lịch sử, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên