19/02/2007 06:05 GMT+7

Bác Trư trong y học!

BS TÍ TỞN
BS TÍ TỞN

TTC - Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thực phẩm, các bộ phận trong cơ thể bác Trư rất ư là nên thuốc. Trị bệnh trĩ: Người xưa dùng 100g thịt nạc heo + 50 hoa hòe nấu lấy nước uống mỗi ngày. Không phải món này làm tiêu búi trĩ, nhưng thời nay thừa nhận hoa hòe làm bền thành mạch, nên ít khi người bệnh bị chảy máu.

jYBsehYZ.jpgPhóng to
TTC - Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thực phẩm, các bộ phận trong cơ thể bác Trư rất ư là nên thuốc. Trị bệnh trĩ: Người xưa dùng 100g thịt nạc heo + 50 hoa hòe nấu lấy nước uống mỗi ngày. Không phải món này làm tiêu búi trĩ, nhưng thời nay thừa nhận hoa hòe làm bền thành mạch, nên ít khi người bệnh bị chảy máu.

Người thiếu máu chóng mặt, da xanh xao: Dùng 100g gan heo + 250g rau chân vịt nấu canh ăn mỗi ngày, sau nửa tháng sẽ hồng hào trở lại. Mệt mỏi, triền miên ù tai (chả phải vì vợ mắng!): Dùng bì heo + song hương (hành tía) mỗi thứ 90g nấu nhừ, nêm muối, ăn nóng, ăn liền 3 ngày đã đỡ.

Ngoài ra, Trư nhục tứ túc: là 4 chân chú Trư, rất được các bà đẻ kết. Túc trư có tính cam hàn bổ trung ích khí, lợi sữa, nên dùng cho phụ nữ sau khi sinh sẽ tăng tiết sữa. Có lẽ đây là "món ăn vị thuốc" được nhiều người tâm phục khẩu phục nhất. Móng giò heo mà hầm với đu đủ xanh thì sữa dâng lên chả thua gì "triều cường". Vị nào thường nóng ruột, cả lo thì đã có Trư huyền đề giáp: là móng nhỏ bên chân sau của heo. Có tác dụng bình khí, không độc, nên dùng hầm lên ăn chữa chứng này rất hay.

Thịt heo (Trư nhục) tuy có vị ngọt, tính hàn, bổ thận khí, giải nhiệt. Nhưng nếu ăn nhiều lại làm người ta bế khí, gân cốt huyết mạch yếu, làm béo phì và hay mắc bệnh. Tim heo (Trư tâm) khí bình, vị ngọt, không độc. Dùng chữa chứng sợ hãi hay huyết hư, trẻ kinh phong. Dân gian dùng tim heo còn nóng (có huyết đọng trong tim gọi là

Trư tâm huyết) rửa sạch bên ngoài đem chưng cách thủy với thần sa, chu sa chữa tim đập nhanh, đánh trống ngực. Tuy nhiên, thần sa, chu sa là hai vị thuốc chứa lưu huỳnh, rất khó sử dụng, có thể gây độc, nên bà con ta thường dùng 1 nắm dây tơ hồng (chừng 200g) thay thế. Nhờ đó, có thể tận dụng được tác dụng bổ tâm, an thần, tránh cơn nhịp tim nhanh. Dù vậy cũng chỉ nên mỗi tuần ăn 1 lần, theo sách cổ "ăn tim heo nhiều quá lại hao tâm trí". Bác Trư nổi tiếng với câu nhiếc... “ngu như heo” nhưng

Trư não (óc heo) có khí lạnh, vị ngọt, lại là một vị thuốc hay đáo để. Ăn trư não chữa được chứng chóng mặt, nhức đầu. Nếu bị mụn nhọt thì nghiền nhuyễn trư não đắp vào sẽ mau khỏi. Tuy nhiên, các quý ông đừng dại ăn não heo bổ não mình, bởi ăn nhiều món này lại làm... tàn đời trai vì... liệt dương.

Trư thận (bồ dục heo) khí mát, vị mặn ngọt, không độc. Đây là món ăn đại bổ, tăng khí lực, chữa đau lưng, ù tai, mỏi gối chồn chân, dùng cho những người bị ám ảnh bởi chứng “trên bảo dưới ù lì không nghe”! Đàn ông thận hư, đau lưng dùng 1 quả thận heo thái lát ướp tiêu, cho thêm 20g đỗ trọng bọc lá sen đem nướng lên ăn sẽ "thấy liền" tác dụng.

Trư vị (dạ dày heo) khí ấm, vị ngọt, không độc và ăn rất bổ. Các bà nội trợ thường trổ tài... nịnh chồng bằng các món như bao tử heo phá lấu hay bao tử hầm tiêu xanh là có duyên cớ cả! Trư cao (mỡ heo) là món nhiều người thích (nhất là các bác xứ lạnh) nhưng theo Đông y, ăn vào nó "dẫn phong, động hoả, động đờm" làm người dễ bị tà khí xâm nhập, nóng nực, hay viêm đường hô hấp trên.

Trư can là gan heo có khí ấm, vị bùi ngọt hơi đắng, không độc, là một trong những vị thuốc chữa bệnh mắt mũi quờ quạng vào buổi chiều (tức quáng gà)! Tuy nhiên, nếu đang uống thuốc thì đừng ăn gan heo. Các bà xã cũng cần lưu ý không ăn gỏi cá với gan heo, không xào gan heo với giá đậu bởi có thể gây chướng bụng, gây chứng “bắn cà-nông” không kiểm soát được!

Trư tỵ thần là môi và mũi heo. Khí hôi, vị cam, mặn, không độc, người xưa cho ăn để chữa sứt môi, lở miệng. Trư xỉ là răng heo có khí bình, vị cam, dùng chữa chứng trẻ bị co giật bằng cách đốt trư xỉ thành than rồi cho uống. Trư mao (lông heo) cũng là một vị thuốc dạng “độc”! Đốt lông heo thành than hoà với dầu vừng mà bôi lên chỗ bị bỏng thì chả thua kém loại thuốc trị bỏng nào. Khi bôi chừa một chỗ trống để xuất độc ra.

Trư thiệt (lưỡi heo) bổ tỳ, giúp tăng cảm giác ngon miệng. Trư vỉ (đuôi heo) ăn để chữa chứng đau họng (hầu tý). Trư thỉ (phân heo) đốt cháy thành than, hòa với nước, gạn phần trong mà uống. Nước này chữa chứng nóng lạnh liên miên, nói nhảm... Như thế phần nào của heo từ lông cho đến... phân đều có tác dụng như "vị thuốc" nếu biết sử dụng đúng liều lượng. Người xưa quan niệm "ăn gì bổ nấy" nên sử dụng triệt để các cơ quan của heo tương ứng với cơ thể người mà chữa bệnh.

Thời nay, với sự tiến bộ không ngừng của ngành y dược và ngành chăn nuôi, nên một số quan niệm được kiểm chứng. Chẳng hạn Trư tỵ thần có ăn quanh năm cũng không thể chữa sứt môi bẩm sinh được mà phải phẫu thuật để vá. Ăn nhiều đạm hại thận và hàng loạt bệnh tật khác về tim mạch, tiểu đường, gout... là cảnh báo của các nhà khoa học, điều này cũng đúng, bởi cái gì thái quá đều bất lợi!

BS TÍ TỞN

Tuổi Trẻ Cười số 326 (ra ngày 15-02-2007) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

BS TÍ TỞN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên