![]() |
Theo các nhà nghiên cứu, trong vòng một thế kỷ, băng tan có thể dẫn tới tình trạng đại dương không đóng băng vào mùa hè - hiện tượng đã không được nhìn thấy tại khu vực này trong một triệu năm.
Sự tan chảy của các vùng đất đóng băng có thể làm cho mực nước biển dâng cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến các vùng bờ biển trên khắp thế giới. Và sự biến đổi này sẽ làm suy yếu dần các tòa nhà, dẫn nước xuống các đầm lầy và giải phóng thêm carbon vào không khí.
“Đặc điểm làm cho Bắc Cực khác với các vùng khác của thế giới là băng vĩnh cửu ở đất liền, đại dương và trên mặt đất”, Jonathan T. Overpeck thuộc Trường ĐH Arizona cho biết. “Chúng ta đã nhìn thấy băng tan, và chúng ta cũng hình dung được băng sẽ còn tan nhiều hơn trong tương lai, và chúng ta sẽ thấy vùng này rồi sẽ trong tình trạng không đóng băng vĩnh cửu”, ông nói.
Trong quá khứ, khí hậu Bắc Cực đã trải qua nhiều thời kỳ băng giá với các dải băng kéo dài từ Bắc Mỹ và châu Âu, và các giai đoạn khác là ấm áp.
Các nhà khoa học nói rằng họ không tìm thấy bất kỳ học thuyết tự nhiên nào cho thấy có thể làm ngưng tình trạng mất băng tuyết.
Cùng với hiện tượng băng ở biển và mặt đất tan ra, các lớp đất đóng băng - được gọi là tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu - cũng sẽ tan chảy và cuối cùng là biến mất ở một số khu vực. Điều đó có thể giải phóng thêm nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính dự trữ trong các tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu này trong hàng ngàn năm qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận