18/11/2003 18:12 GMT+7

Ba lãnh đạo ĐH Đông Đô hưởng án treo

Theo VNE
Theo VNE

Chiều nay (18-11), TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Văn Đắc (quyền hiệu trưởng Đại học Dân lập Đông Đô) và Phan Văn Hạp (ủy viên HĐQT của trường) mỗi người 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo Phạm Văn Chóng (trưởng phòng đào tạo) bị phạt mức án treo thấp nhất - 24 tháng.

ehJJjpeh.jpgPhóng to
Các ông Trần Văn Đắc và Phan Văn Hạp phải chịu mức án cao hơn Phạm Văn Chóng
Chiều nay (18-11), TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Văn Đắc (quyền hiệu trưởng Đại học Dân lập Đông Đô) và Phan Văn Hạp (ủy viên HĐQT của trường) mỗi người 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo Phạm Văn Chóng (trưởng phòng đào tạo) bị phạt mức án treo thấp nhất - 24 tháng.

Hai bị cáo Đắc và Hạp cùng phải chịu thời gian thử thách 36 tháng. Thời hạn này với Phạm Văn Chóng là 30 tháng.

Trước đó, trong phần tranh tụng, bị cáo Hạp cho rằng quy chế của ngành giáo dục không cho phép chấm thẩm định bài thi của thí sinh. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tới trường đem toàn bộ bài thi của kỳ tuyển sinh năm 2001 về chấm thẩm định, khi chưa được sự đồng ý của Hội đồng tuyển sinh nhà trường là không đúng quy định. Có mặt tại tòa, nhân chứng Bùi Quang Diệu (ủy viên HĐQT Đại học Đông Đô) trình bày: "Bộ kết luận có 88-90% bài thi bị chấm sai là không có cơ sở".

Phần tranh tụng diễn ra gay gắt giữa 4 vị luật sư bảo vệ quyền lợi cho 3 bị cáo và VKS giữ quyền công tố. Các luật sư đều có chung quan điểm rằng cáo trạng không nêu được động cơ vụ lợi của Trần Văn Đắc, Phan Văn Hạp và Phạm Văn Chóng. Năm 2001, Đông Đô tuyển sinh vượt quá 2,8 lần chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là do HĐQT của trường quyết định. Vì vậy cần xem xét trách nhiệm của cả tập thể chứ không riêng bị cáo Đắc (với tư cách chủ tịch Hội đồng tuyển sinh), hay Hạp (phó chủ tịch Hội đồng) và Chóng (trưởng Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh).

Theo Luật sư Phan Đăng Thanh, 3 bị cáo đã phục vụ lợi ích chung của nhà trường. Quá trình định tội phải dựa trên nguyên tắc cá thể hóa hành vi với những động cơ, mục đích cá nhân. "Có chăng là họ thiếu tinh thần trách nhiệm chứ không cấu thành hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", luật sư Thanh nói. Tương tự luật sư Trần Quang Mỹ trình bày: "Đại học Đông Đô có chức năng như một công ty cổ phần, chứ không phải là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị hay tổ chức chính trị - xã hội... Do vậy VKS truy tố những sai phạm trong công tác tuyển sinh với 3 bị cáo là không có cơ sở".

Tranh tụng trước những ý kiến của các luật sư, công tố viên thừa nhận, trong hồ sơ không thể hiện việc 3 bị cáo có hành vi vụ lợi. Song việc tuyển sinh gấp 2,8 lần chỉ tiêu nhằm đảm bảo lợi ích vật chất cũng như uy tín của Đại học Đông Đô nên cũng được xác định là mục đích vụ lợi.

Theo VNE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên