Cần nắm rõ các yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ
Theo khảo sát của Viện Nội tiết Trung ương, năm 2013 nước ta có 5,7% người mắc bệnh ĐTĐ và là một trong những nước có tốc độ phát triển bệnh ĐTĐ nhanh nhất toàn cầu. Trong đó, 60% trường hợp bị ĐTĐ type 2 nhưng không được phát hiện và khi phát hiện đã có nhiều biến chứng về tim mạch, thận, mắt… Việc nắm rõ yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa nhằm tránh “rơi” vào bệnh lý này. Các yếu tố nguy cơ gồm: tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ (ba, mẹ, anh chị em ruột), tiền sử có rối loạn mỡ máu hoặc bệnh huyết áp - tim mạch, béo bụng (nam có vòng eo trên 90 cm, nữ trên 80 cm), béo phì, ăn nhiều chất béo - ít rau, thường xuyên uống nhiều bia rượu, đã bị ĐTĐ thai kỳ, ở giai đoạn tiền ĐTĐ, sinh con trên 4kg.
Bác sĩ Phan Hữu Tú, chuyên khoa Nội tiết đang tư vấn cho bệnh nhân đái tháo đường |
Những người không có triệu chứng ĐTĐ nên thực hiện tầm soát ĐTĐ bằng xét nghiệm đường máu tĩnh mạch khi đói hoặc HbA1C nếu: trên 45 tuổi hoặc dưới 45 tuổi và có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 23, kèm theo một trong những yếu tố nguy cơ vừa nêu.
Cần tuân thủ chỉ định thuốc của bác sĩ
Câu hỏi của nhiều bệnh nhân ĐTĐ là: “Uống thuốc khoảng bao lâu thì hết bệnh?”. Chúng ta cần làm rõ vai trò của thuốc (dạng uống và chích) trong ĐTĐ mang tính kiểm soát và ổn định đường huyết nhiều hơn là điều trị dứt điểm!
Việc kê toa thuốc cho bệnh nhân ĐTĐ vô cùng phức tạp, vì bác sĩ sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố kết hợp: độ tuổi, tình trạng sức khỏe tại thời điểm khám, loại ĐTĐ, có các bệnh lý đi kèm (thận, tim, gan…) và sẽ tầm soát các biến chứng cho bệnh nhân ngay tại thời điểm khám (nếu là ĐTĐ type 2), nhằm xác định có biến chứng chưa, nếu có thì biến chứng gì. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định mục tiêu điều trị và đưa ra toa thuốc phù hợp. Ví dụ: Hai bệnh nhân ĐTĐ cùng 45 tuổi, nhưng bệnh nhân A có biến chứng thận thì sẽ bị giới hạn về kê toa thuốc (vì có loại chống chỉ định) hơn so với bệnh nhân B chưa có biến chứng thận.
Vì vậy đối với ĐTĐ, việc xác định mục tiêu điều trị rất quan trọng và việc sử dụng chung toa thuốc là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng.
Cần phòng ngừa ĐTĐ đúng cách
Bạn cần cân bằng chế độ ăn uống và vận động:- Duy trì chỉ số BMI < 23kg/m2. - Tăng cường vận động: đi bộ, bơi lội, cầu lông… ít nhất 30 - 45 phút/ngày, 5 ngày/ tuần.- Cân bằng chế độ ăn giữa: đạm, đường, béo, rau củ quả, vitamin, khoáng chất.- Hạn chế rượu bia.
Sai lầm phổ biến nhất của bệnh nhân ĐTĐ là chế độ ăn uống, đặc biệt là trái cây. Có bệnh nhân than phiền: “Tôi rất hạn chế đồ ngọt và mỗi bữa chỉ ăn một chén cơm mà đường máu vẫn cao”, sau đó bác sĩ mới biết bệnh nhân có dùng “tráng miệng” nước bưởi ép hằng ngày. Các loại trái cây như: cam, bưởi, quýt… chứa đường rất cao, nhưng có vị chua nên đã đánh lừa tâm lý chúng ta. Chúng ta không nên bài trừ triệt để bất kỳ thực phẩm nào, mà cần dùng đa dạng và giảm số lượng theo tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không cần kiểm tra đường huyết hằng ngày vì chỉ số này không mang nhiều ý nhĩa trong điều trị, do kết quả có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố tức thời. Thực hiện xét nghiệm HbA1C theo chỉ định bác sĩ là cách tốt nhất!
Bệnh nhân ĐTĐ cần được tư vấn cách phòng ngừa biến chứng do ĐTĐ như: cách kiểm soát tốt đường huyết và các rối loạn đi kèm (tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…), cũng như thực hiện các tầm soát biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ cần chọn đúng bác sĩ chuyên khoa nội tiết! Không chỉ riêng ĐTĐ mà tất cả những bệnh lý khác, nếu đến đúng chuyên khoa bạn sẽ thấy giống như mình gặp được tri kỷ vậy!
Hệ thống phòng khám quốc tế Victoria Healthcare Mỹ MỹPhòng khám 1: 79 Điện Biên Phủ,P. Đakao, Q.1 – TP.HCMPhòng khám 2: 135A Nguyễn Văn Trỗi, P. 12, Q. Phú Nhuận – TP.HCMHotline: (08) 3910 4545 Website: www.victoriavn.com - Email: info@victoriavn.com |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận